Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay, đã có nhiều quốc gia tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, vì vậy có thể nói rằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ của các bên kí kết hợp đồng.

1. Định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm 2 yếu tố, đó là yếu tố quốc tế và yếu tố về mua bán hàng hóa. Vậy nên, trước khi tìm hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì, chúng ta cần phải hiểu về hợp đồng quốc tế.

1.1 Hợp đồng quốc tế là gì ?

Hợp đồng quốc tế được hiểu là hợp đồng được ký bởi những người có quốc tịch khác nhau, ở những quốc gia khác nhau. Chủ thể của hợp đồng quốc tế có thể ở hai quốc gia khác nhau. Vì thế, luật áp dụng của hợp đồng quốc tế sẽ cần tuân thủ các nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng và nơi giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng quốc tế hiện đang được ký kết trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, phổ biến nhất là hợp đồng hợp tác kinh doanh và đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì ?

Cũng giống như hợp đồng quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Đồng thời, hàng hóa – đối tượng của hợp đồng sẽ được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, tức là có sự dịch chuyển giữa các biên giới các quốc gia/các vùng lãnh thổ. Trong đó, biên giới có thể được hiểu là biên giới địa lý hoặc biên giới theo pháp lý (dù không có sự dịch chuyển về lãnh thổ).

Theo quy định của luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác, có giá trị pháp lý tương đương. Việc mua bán hàng hóa quốc tế có thể được diễn ra dưới các hình thức như:

- Xuất khẩu/nhập khẩu

- Tạm nhập/tái xuất/tạm xuất/tái nhập

- Chuyển khẩu.

2. Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm đạt đến những lợi ích nhất định. Tuy nhiên điều thú vị là mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng có đạt được hay không, lợi ích mà các bên hướng tới có đạt được hay không, sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ có thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ hay không. Như vậy, suy cho cùng vấn đề mà chúng ta quan tâm nhiều nhất trong quan hệ hợp đồng chính là vấn đề thực hiện nghĩa vụ, tất cả những vấn đề khác liên quan đến hợp đồng cũng chủ yếu là vấn đề nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ, và tất nhiên ngay cả vấn đề trách nhiệm và căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà chúng ta sẽ bàn đến sau này cũng chủ yếu liên quan đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ, xuất phát từ nghĩa vụ. Cho nên có thể nói rằng bản chất của mọi quan hệ hợp đồng là tạo lập nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ, bắt đầu bằng nghĩa vụ và kết thúc cùng với sự hoàn thành nghĩa vụ, và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng không phải là ngoại lệ. Các hệ thống pháp luật khác nhau có những quy định cụ thể khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng nhìn chung đều nhằm đến với việc thực hiện hợp đồng của các bên

3. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3.1 Nghĩa vụ của bên bán

Theo quy định của Công ước Viên 1980, thì trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên bán có hai nghĩa vụ cơ bản: (i) nghĩa vụ giao hàng; (ii) chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước (điều 30).

* Nghĩa vụ giao hàng.

- Giao hàng đúng địa điểm.

Theo quy định tại điều 31 của Công ước Viên 1980  thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì:

(i) bên bán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, nếu hợp đồng có liên quan đến sự vận chuyển;

(ii) trường hợp khác thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại trụ sở thương mại của người bán tùy vào từng trường hợp cụ thể, vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ nguyên tăc UNIDROIT 2004. Theo quy định tại điều 6.1.6 của Bộ nguyên tắc thì: nếu địa điểm thực hiện nghĩa vụ không được quy định trong hợp đồng hoặc không thể xác định được căn cứ vào hợp đồng thì nghĩa vụ phải được thực hiện:

(i) tại trụ sở của bên có quyền, nếu là nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền;

(ii) tại trụ sở của bên có nghĩa vụ nếu là nghĩa vụ khác. Tuy nhiên điều khác biệt giữa Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước Viên 1980 là Bộ nguyên tắc đã không dự liệu đến trường hợp giao hàng có người vận chuyển.

- Giao hàng đúng thời hạn.

Theo quy định tại điều 33 Công ước Viên 1980 thì người bán phải giao hàng đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được kí kết. Về việc giao hàng đúng thời hạn Bộ nguyên tắc UNIDROIT tại điều 6.1.1 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản pháp lí này về thời hạn giao hàng mà chúng ta cần chú ý đó là: theo quy định của Công ước Viên 1980 (điều 33) thì bên bán phải giao hàng trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hoặc có thể xác định từ hợp đồng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ phi tình huống cho thấy bên bán (nghĩa là chính bên có nghĩa vụ) phải chọn một ngày khác. Trong khi đó theo quy định tại điều 6.1.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì: bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình vào một thời điểm bất kì trong một khoảng thời gian xác định, nếu khoảng thời gian đó được ấn định trong hợp đồng hoặc có thể xác định được căn cứ vào hợp đồng, trừ trường hợp do hoàn cảnh mà việc lựa chọn thời điểm thực hiện hợp đồng do bên kia (nghĩa là bên có quyền) quyết định. Như vậy, cùng một hoàn cảnh, nhưng theo quy định của Công ước Viên  thì bên bán (bên có nghĩa vụ) sẽ là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng); trong khi đó theo quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì bên mua (bên có quyền) mới là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng)

- Giao hàng đúng số lượng và chất lượng.

Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định: bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã quy định trong hợp đồng, đồng thời phải được đóng trong bao bì thích hợp như hợp dồng đã quy định, và phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất khi: hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại thường đáp ứng, hoặc hàng không phù hợp với bất kì mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí hợp đồng; hoặc hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua, hoặc hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường cho những mặt hàng cùng loại đề bảo vệ hàng đó.

* Nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa.

Theo quy định tại điều 34 Công ước Viên 1980 thì bên bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và thời điểm đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên bên bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước thời gian quy định nếu việc giao giấy tờ đó không bất tiện hoặc chi phí cho người mua; trong trường hợp người bán giao giấy tờ cho người mua đã gây thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hóa đã bán đề người mua không bị bên thứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng không bị ràng buộc bởi bất kì quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

3.2 Nghĩa vụ của bên mua

Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai nghĩa vụ cơ bản: (i) chi trả tiền hàng; (ii) nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.

- Giao hàng đúng số lượng và chất lượng.

Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định: bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã quy định trong hợp đồng, đồng thời phải được đóng trong bao bì thích hợp như hợp dồng đã quy định, và phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất khi: hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại thường đáp ứng, hoặc hàng không phù hợp với bất kì mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí hợp đồng; hoặc hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua, hoặc hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường cho những mặt hàng cùng loại đề bảo vệ hàng đó.

* Nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa.

Theo quy định tại điều 34 Công ước Viên 1980 thì bên bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và thời điểm đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên bên bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước thời gian quy định nếu việc giao giấy tờ đó không bất tiện hoặc chi phí cho người mua; trong trường hợp người bán giao giấy tờ cho người mua đã gây thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hóa đã bán đề người mua không bị bên thứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng không bị ràng buộc bởi bất kì quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

3.2 Nghĩa vụ của bên mua

Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai nghĩa vụ cơ bản: (i) chi trả tiền hàng; (ii) nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.

* Nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm quy định.

Theo quy định tại điều 57 Công ước Viên 1980 thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

* Nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn.

Theo quy định tại điều 58 Công ước Viên 1980 thì bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hàng hoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng thì người bán có thể gửi hàng đi và với điều kiện là hàng hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa chưa giao cho người mua nếu người mua chưa thanh toán tiền. Như vậy trong trường hợp này người mua có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian hợp lí để nhận được hàng.

Nói tóm lại, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo lập quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia kí kết, các bên sẽ thực hiện hợp đồng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở tính ràng buộc và hiệu lực của hợp đồng; các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng những gì mà hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng quy định. Trường hợp ngược lại, trách nhiệm sẽ được đặt ra đối với bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Phần tiếp theo của loạt bài về đề tài, tác giả sẽ phân tích về vấn đề này.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!