1. Sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2009, sửa đổi, bổ sung 2022, sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng: Đối tượng quyền tác giả; Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, kiểu dáng công nghiệp là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có định nghĩa, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh
2. Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 100 và Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 yêu cầu đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
+ Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
+ Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
+ Giấy ủy quyền;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
+ Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
- Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
- Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.
Bên cạnh đó, Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về yêu cầu chung về tính thồng nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, theo đó:
- Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ các đơn đăng ký thuộc khoản 2, 3 và 4 Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong đó, đối với đơn đăng ký:
+ Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
+ Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Đồng Tháp
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thường rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Các yêu cầu để được hộ kiểu dáng công nghiệp được pháp luật quy định rất chặt chẽ.
Chính vì vậy, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp nên lựa chọn đơn vị công cấp dịch vụ đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng.
Hiện nay, công ty Luật Hòa Nhựt là một trong các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ đại diện tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Các dịch vụ công ty Luật Hòa Nhựt cung cấp liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể kể đến như:
- Dịch vụ đại diện đăng ký quyền tác giả
- Dịch vụ đại diện đăng ký bảo hộ sáng chế
- Dịch vụ đại diện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Dịch vụ đại diện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Dịch vụ liên quan đến sửa đổi , chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp,.....
- Dịch vụ soạn thảo các văn bản phúc đáp công văn của Cục Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền và các cơ quan nhà nước khác trong các lĩnh vực về Sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật Hòa Nhựt là công ty có nhiều kinh nghiệp trong việc tư vấn cũng như đại diện thực hiện các dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, công ty Luật Hòa Nhựt còn có đội ngũ luật sư, chuyên viên hiểu biết các quy định của pháp luật cũng như giàu kinh nghiệm thực tế.
Do đó, công ty Luật Hòa Nhựt luôn tự tin, nỗ lực hết mình để có thể mang đến những dịch vụ pháp luật tốt nhất.
Trên đây là các vấn đề về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp và vấn đề khác có liên quan đến thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Để có thể hiểu hơn các nội dung pháp lý được nêu trên
Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan liên hệ đầu số tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng!