Thủ tục đăng ký sáng chế tại Đồng Tháp

Bài viết dưới đây trình bày về Thủ tục đăng ký sáng chế tại Đồng Tháp

1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế

Theo quy định tại điểm 1.1 Thông tư 01/2007/TT-BBKHCN, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác. 

Đối với sáng chế, để được xác lập quyền cần phải được cấp văn bằng bảo hộ, hay phải tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế

Điều 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quy định về việc Ủuyr quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp, theo đó: 

- Việc ủy quyền đại diện và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “ủy quyền”) phải  với quy định pháp luật về ủy quyền của Bộ luật Dân sự và các quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN 

Chủ đơn có thể thay đổi người đại diện (thay thế ủy quyền). Việc thay thế ủy quyền làm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với người đang được ủy quyền và chủ đơn phải có tuyên bố bằng văn bản về việc này.

Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba, với điều kiện được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đơn. Việc ủy quyền lại làm phát sinh quan hệ ủy quyền thứ cấp giữa bên được ủy quyền với bên được ủy quyền lại, song song tồn tại với quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với bên được ủy quyền. Việc ủy quyền lại có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người được ủy quyền và người được ủy quyền lại phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện.

- Việc ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản  và phải có nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền;

+ Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (nếu có);

+ Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền;

+ Thời hạn ủy quyền (giấy ủy quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền);

+ Ngày ký giấy ủy quyền;

+ Chữ ký, họ tên và chức vụ, con dấu (nếu có) của người đại diện của bên ủy quyền và của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (trong khi thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại).

- Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền đúng quy định pháp luật;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại đúng với các quy định của pháp luật;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền;

+ Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc. Trước ngày đơn được chấp nhận đúng với các quy định của pháp luật; Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn đúng quy định pháp luật hay không đúng các quy định pháp luật, bao gồm cả kết luận về việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật về tư cách đại diện.

- Mọi giao dịch của bất kỳ bên được ủy quyền nào trong phạm vi ủy quyền tại bất kỳ thời điểm nào đều được coi là giao dịch nhân danh chủ đơn, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ đơn. Trong khi thay thế ủy  hoặc ủy quyền lại, bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại kế tục việc đại diện với mọi vấn đề phát sinh do bên ủy quyền trước thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ.Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình xử lý đơn, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ giao dịch với bên được thay thế ủy quyền cuối cùng hoặc bên được ủy quyền lại cuối cùng đối với mỗi công việc hoặc công đoạn cụ thể được ủy quyền đại diện, nếu người nộp đơn ủy quyền cho từ hai đại diện trở lên thực hiện các công việc hoặc công đoạn khác nhau.

- Nếu giấy ủy quyền có phạm vi ủy quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc giấy ủy quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được ủy quyền phải nộp bản sao giấy ủy quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc giấy ủy quyền đó.”.

3. Thủ tục đăng ký sáng chế tại Đồng Tháp

Thủ tục đăng ký sáng chế tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian. 

Thủ tục đăng ký sáng chế sẽ được tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, để được cấp văn bằng đối với sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ cần tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong đó có thủ tục thẩm định hình thức và thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.

Đối với thủ tục thẩm định hình thức đơn, đòi hỏi đơn đăng ký sáng chế đúng theo quy định của pháp luật cũng như cần kèm theo đầy đủ các tài liệu mà pháp luật quy định. Thời gian đăng ký sáng chế là tương đối dài và để hạn chế việc tốn thời gian, việc chuẩn bị đơn và các tài liệu kèm theo phải đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thẩm định hình thức, nếu đơn đăng ký sáng chế không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn và tiến hành các bước tiếp theo khi đơn đăng ký sáng chế đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

Đối với thủ tục thẩm định nội dung, khi có ý kiến phản đối của bên thứ ba, hoặc trong quá trình thẩm định, nếu Cục Sở hữu trí tuệ có quan điểm cho rằng sáng chế không đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định để được cấp văn bằng đăng ký sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn nên quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ và ý kiến của bên thứ ba. Chủ đơn, cần phải trả lời công văn của Cục Sở hữu trí tuệ để phản đối ý kiến của bên thứ ba và đưa ra quan điểm lập luận phản đối ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của chủ đơn đúng các quyền, lợi ích pháp luật quy định. Để có thể trình bày quan điểm một cách thuyết phục, cần có sự hiểu biết nhất định quy định của pháp luật về sáng chế cũng như thủ tục đăng ký sáng chế.

Để đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai thủ tục đăng ký sáng chế, nên sử dụng dịch vụ đại diện tiến hành đăng ký sáng chế tại các công ty luật.

Luật Hòa Nhựt là một đơn vị đã triển khai dịch vụ đại diện đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung cũng như đăng ký sáng chế nói riêng từ rất sớm, vì vậy Luật Hòa Nhựt luôn tự tin có sự kinh nghiệm và luôn nỗ lực hết mình để triển khai thủ tục hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Luật Hòa Nhựt cũng đã gặt hái được rất nhiều thành tựu cũng như thành công trong việc triển khai dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ.

Trên đây là các nội dung pháp lý trong bài viết trên.

Mọi thắc mắc liên hệ 1900.868644 hoặc email [email protected] để được giải đáp chi tiết.

Trân trọng