1. Sáng chế gồm những loại nào?
Tại Việt Nam, sáng chế bao gồm:
+ Bằng sáng chế (Đáp ứng tiêu chuẩn: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp). Thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm.
+ Giải pháp hữu ích (Đáp ứng tiêu chuẩn: tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp). Thời gian bảo hộ của sáng chế là 10 năm.
2. Tiêu chí để sáng chế được cấp bằng độc quyền tại Hà Nội là gì?
Bằng sáng chế tại Việt Nam sẽ được cấp độc quyền nếu đáp ứng các điều kiện sau:
-Tính mới: mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp kỹ thuật được nêu ra trong sáng chế chưa từng được biết đến trên toàn thế giới;
- Tính sáng tạo (không áp dụng cho giải pháp hữu ích): nghĩa là không phải người có trình độ trung bình nào trong cùng lĩnh vực cũng có thể tạo ra được.
- Khả năng ứng dụng công nghiệp: có thể được sản xuất hàng loạt hay không?
Việc đánh giá tính mới, tính sáng tạo sẽ được tiến hành trên phạm vi toàn thế giới, thay vì chỉ tập trung vào dữ liệu của Việt Nam.
3. Tài liệu cần thiết để nộp bằng sáng chế tại Hà Nội?
3.1 Tài liệu cần có của đơn
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
- Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:
+ Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được].
Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.
Hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.
- 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
3.2 Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
4. Những đối tượng nào được bảo hộ và không được bảo hộ dưới dạng sáng chế
4.1 Những đối tượng nào được bảo hộ dưới dạng sáng chế
Đó chính là những Giải pháp kỹ thuật. Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
+ Sản phẩm: sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người;
+ Đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế: sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
+ Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
4.2 Đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế
Theo luật sở hữu trí tuệ, những đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
+ Cách thức thể hiện thông tin;
+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
+ Giống thực vật, giống động vật;
+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
+ Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
5. Thủ tục đăng ký sáng chế tại Hà Nội như thế nào?
Bước 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký sáng chế
Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) sẽ kiểm tra hình thức của đơn xin cấp bằng sáng chế trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể lâu hơn.
Bước 2: Công báo đơn sáng chế trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ
+ Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) sẽ công bố đơn đăng ký bằng sáng chế trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ trong vòng 19 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày chấp nhận hợp lệ.
+ Người nộp đơn có thể yêu cầu công bố sớm đơn đăng ký sáng chế.
Bước 3: Xét nghiệm nội dung sáng chế
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung sáng chế trong vòng 12-16 tháng kể từ ngày đơn được công bố (thời gian thực tế có thể dài hơn). Nếu kết quả sáng chế đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, bằng sáng chế sẽ được cấp trong vòng 1-2 tháng. Nếu không, người nộp đơn đăng ký sáng chế sẽ có ba tháng (có thể gia hạn thêm 3 tháng) để phúc đáp lại việc từ chối này.
6. Đăng ký sáng chế ở đâu?
Đăng ký sáng chế có thể được thực hiện bằng một trong hai biện pháp:
+ Đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ (NOIP);
+ Đăng ký thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ. Đây là cách thức bắt buộc đối với người nộp đơn sáng chế không có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam thì nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ cũng được khuyến nghị bởi hồ sơ đăng ký sáng chế rất chuyên biệt và đòi hỏi luật sư sở hữu trí tuệ chuyên sâu để hướng dẫn.
7. Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký sáng chế của Luật Hòa Nhựt?
Luật Hòa Nhựt là một trong những đơn vị tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý và đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, với gần 10 năm xây dựng và phát triển. Tiết kiệm ngân sách: Luật Hòa Nhựt luôn cố gắng tối ưu về mặt chi phí cho người nộp đơn sáng chế, tác giả sáng chế, Luật Hòa Nhựt hiểu được tính thương mại của sáng chế, thực hiện dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp. Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nộp đơn đăng ký sáng chế không chỉ ở Việt Nam mà có nhiều kinh nghiệm trong đăng ký quốc tế (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu…)
=> Liên hệ Luật Hòa Nhựt qua 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được thực hiện dịch vụ
Trên đây là nội dung tư vấn về: "Thủ tục đăng ký sáng chế tại Hà Nội?" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc