Tiêu chuẩn, đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua Bộ Tài chính

Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ Tài chính tổ chức đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Tiêu chuẩn, đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua Bộ Tài chính sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Quy định về tiêu chuẩn, đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua Bộ Tài chính

Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực tài chính, trong đó có nội dung tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính”. 

Theo đó, tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính được quy định như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính:

Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ Tài chính tổ chức đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, bao gồm:

- Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

- Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

Đối tượng được xét danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính:

Đối tượng được xét danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính bao gồm:

- Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và tương đương thuộc cơ quan Bộ Tài chính;

- Tổng cục và tương đương trực thuộc Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước);

- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính;

- Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Kế toán và Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;

- Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và tương đương trực thuộc cơ quan Tổng cục thuộc Bộ Tài chính;

- Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Tổng cục thuộc Bộ Tài chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; hội, hiệp hội thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính; Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị trực thuộc;

- Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan, Chi cục Dự trữ Nhà nước và tương đương, Kho bạc nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ Tài chính phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào thi đua, đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ.

2. Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài Chính Việt Nam"

Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" (hay gọi tắt là Kỷ niệm chương) là một hình thức tặng thưởng do Bộ Tài chính cấp phát, nhằm vinh danh và ghi nhận những thành tựu, đóng góp đáng kể của các cá nhân trong việc xây dựng và phát triển ngành Tài chính của Việt Nam.

Những đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang hoặc đã công tác trong các đơn vị theo quy định.

- Công chức tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND các thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Công chức làm công tác tài chính, kế toán tại UBND các xã, phường, thị trấn.

- Cá nhân có thành tích lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Tài chính Việt Nam. Cụ thể bao gồm:

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

+ Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội tại Trung ương.

+ Lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương phụ trách công tác tài chính.

+ Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố).

+ Cá nhân là người Việt Nam đang ở nước ngoài hoặc người nước ngoài.

Các tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương như sau:

- Không áp dụng thâm niên công tác cho Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

- Đối với cá nhân làm việc tại các đơn vị theo quy định:

+ Tổng thời gian làm việc trong ngành Tài chính từ 20 năm trở lên đối với nam và từ 15 năm trở lên đối với nữ.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian làm việc này (tính cho tổng thời gian được xét tặng Kỷ niệm chương).

- Đối với các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Có thời gian giữ chức vụ và chịu trách nhiệm về công tác tài chính, ngân sách từ 05 năm trở lên (tức 60 tháng).

Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt và liên quan đến hoạt động đối ngoại, quyết định xét tặng Kỷ niệm chương sẽ do Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền.

3. Bộ tài chính hưỡng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính

Về tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen Bộ Tài chính, Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Bằng khen Bộ Tài chính để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng 2022; Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Về tiêu chuẩn xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, Thông tư quy định, danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Cụ thể gồm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

Cá nhân tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, và hoàn thành khóa học với việc tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo, sẽ được tính thời gian học vào thời gian công tác tại đơn vị để xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến". Trong trường hợp tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, và có thành tích học tập từ loại khá trở lên, cũng sẽ được tính thời gian để xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến".

Thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật cũng được tính vào thời gian làm việc để xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến".

Cá nhân tham gia hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước hoặc của nhân dân, dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên, thì thời gian điều trị, điều dưỡng sẽ được tính vào việc xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến".

Đối với trường hợp chuyển công tác, đơn vị mới sẽ chịu trách nhiệm xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến" (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên cần có ý kiến nhận xét từ cơ quan cũ).

Cá nhân được điều động, biệt phái đến đơn vị khác trong một thời gian nhất định sẽ được xem xét và quyết định xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến" bởi đơn vị cử điều động, biệt phái, dựa trên nhận xét và đánh giá từ đơn vị tiếp nhận.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tiêu chuẩn, đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua Bộ Tài chính mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!