Tiêu chuẩn, quyền hạn và vai trò của trọng tài viên?

Trọng tài viên là người nắm giữ vai trò quan trọng nhất, trực tiếp tác động đến tính công bằng và chính xác của phán quyết, đến quyền lợi của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1. Khái quát về trọng tài viên.

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định chỉ tiết về trọng tài viên như sau: "5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này."

Như vậy có thể hiểu, trọng tài viên là người làm việc theo yêu cầu của các bên đương sự có tranh chấp. Trọng tài viên phải giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc vô tư, khách quan, độc lập và theo quy định của pháp luật.

2. Các tiêu chuẩn của trọng tài viên của các nước

Tại việt nam tiêu chuẩn trở thành trọng tài viên được quy định tại điều 20 Luật trọng tài thương mại như sau:

Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên

1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Bên cạnh đó, Điều 20 còn cho phép mỗi trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn trên đối với trọng tài viên của trung tâm trọng tài mình.

Đối với tiêu chuẩn trọng tài viên các nước do pháp luật các nước đều rất chú ý tới việc xây dựng các tiêu chuẩn của một trọng tài viên sao cho vừa khuyến khích trọng tài phát triển vừa đảm bảo chất lượng xét xử đạt hiệu quả cao, phù hợp pháp luật. Pháp luật trọng tài mỗi nước đều đưa ra các điều kiện tiêu chuẩn nhất định để một chuyên gia có thể trở thành trọng tài viên, song quy định “quốc tịch” và văn bằng đại học là những điều kiện tiên quyết đối với trọng tài viên thì đại đa số các nước đã loại bỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế thời gian qua.

 Điều 6 Luật Trọng tài Trung Quốc năm 1994 được sửa đổi năm 1998 quy định: Để hoạt động với tư cách là một trọng tài viên, một cá nhân phải có kiến thức pháp luật hoặc chuyên môn khác hoặc kinh nghiệm, liêm chính và vô tư, và bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:

1. Đã làm việc với tư cách là một thẩm phán hoặc công tố viên;

2. Hoạt động thực tiễn hôn năm năm với tư cách là một luật sư, kế toán, kiến trúc sư, kỹ sư hoặc bất kỳ nghề nghiệp có liên quan đến thương mại khác;

3. Đang hoạt động như là một trọng tài viên của một tổ chức trọng tài nội địa hoặc nước ngoài;

4. Đang giảng dạy với tư cách là phó giáo sư hoặc cao hơn trong một trường đại học trong nước hoặc nước ngoài được chứng nhận hoặc công nhận bởi Bộ Giáo dục; 

5. Người chuyên sâu về một lĩnh vực hoặc nghề nghiệp riêng biệt và có thực tiễn hơn năm năm.

Khác với trọng tài viên Trung Quốc, tiêu chuẩn trọng tài viên của Hà lan và Liên Bang Nga có phần cởi mở hơn cụ thể: 

Điều 1023 Bộ luật Tố tụng dân sự Hà Lan Năm 2015 quy định tiêu chuẩn trọng tài :

“Bất kỳ cá nhân nào có năng lực pháp lý đều có thể được bổ nhiệm làm trọng tài viên. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, không ai bị ngăn cản để trở thành Trọng tài viên vì lý do quốc tịch của mình”.

Tương tự khoản 1 Điều 11 Luật Trọng tài Thương mại Quốc tế Liên bang Nga năm 1993 quy định:

“Không ai bị ngăn trở để hành động với tư cách trọng tài viên vì lý do quốc tịch của mình, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên”.

Khoản 1 Điều 14 Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu t

ư giữa quốc gia với công dân quốc gia khác quy định về trọng tài viên như sau:Những người được chỉ định đứng trong danh sách phải là người có đạo đức cao, có trình độ hiểu biết, được công nhận về mặt pháp lý, thương mại, kỹ nghệ hoặc tài chính và phải đưa ra mọi sự đảm bảo về quyền độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình. Trình độ thông thạo về mặt pháp lý của những người được chỉ định vào danh sách Trọng tài viên là đặc biệt quan trọng.

 Điều 6 Luật Trọng tài Trung Quốc năm 1994 được sửa đổi năm 1998 quy định: Để hoạt động với tư cách là một trọng tài viên, một cá nhân phải có kiến thức pháp luật hoặc chuyên môn khác hoặc kinh nghiệm, liêm chính và vô tư, và bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:

1. Đã làm việc với tư cách là một thẩm phán hoặc công tố viên;

2. Hoạt động thực tiễn hôn năm năm với tư cách là một luật sư, kế toán, kiến trúc sư, kỹ sư hoặc bất kỳ nghề nghiệp có liên quan đến thương mại khác;

3. Đang hoạt động như là một trọng tài viên của một tổ chức trọng tài nội địa hoặc nước ngoài;

4. Đang giảng dạy với tư cách là phó giáo sư hoặc cao hơn trong một trường đại học trong nước hoặc nước ngoài được chứng nhận hoặc công nhận bởi Bộ Giáo dục; 

5. Người chuyên sâu về một lĩnh vực hoặc nghề nghiệp riêng biệt và có thực tiễn hơn năm năm.

Khác với trọng tài viên Trung Quốc, tiêu chuẩn trọng tài viên của Hà lan và Liên Bang Nga có phần cởi mở hơn cụ thể: 

Điều 1023 Bộ luật Tố tụng dân sự Hà Lan Năm 2015 quy định tiêu chuẩn trọng tài :

“Bất kỳ cá nhân nào có năng lực pháp lý đều có thể được bổ nhiệm làm trọng tài viên. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, không ai bị ngăn cản để trở thành Trọng tài viên vì lý do quốc tịch của mình”.

Tương tự khoản 1 Điều 11 Luật Trọng tài Thương mại Quốc tế Liên bang Nga năm 1993 quy định:

“Không ai bị ngăn trở để hành động với tư cách trọng tài viên vì lý do quốc tịch của mình, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên”.

Khoản 1 Điều 14 Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa quốc gia với công dân quốc gia khác quy định về trọng tài viên như sau:Những người được chỉ định đứng trong danh sách phải là người có đạo đức cao, có trình độ hiểu biết, được công nhận về mặt pháp lý, thương mại, kỹ nghệ hoặc tài chính và phải đưa ra mọi sự đảm bảo về quyền độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình. Trình độ thông thạo về mặt pháp lý của những người được chỉ định vào danh sách Trọng tài viên là đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp tuy nhiên có một số vụ án tranh chấp trọng tài viên vẫn có thể từ chối

Thứ hai, trọng tài viên độc lập trong phân xử, giải quyết tranh chấp. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng và để đảm bảo phán quyết đưa ra là công bằng và khách quan.

Thứ ba, từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Đây là ưu điểm của phương thức trọng tài. Các bên có thể yêu cầu trọng tài viên xét xử kín, không công khai vụ kiện, … để đảm bảo uy tín, và các thông tin quan trọng của hai bên.

Thứ tư, được hưởng thù lao. Vì trọng tài hay trung tâm trọng tài là một tổ chức tài phán phi nhà nước. Nghĩa là, các chủ thể này hoạt động không phải trên Ngân sách nhà nước nên để duy trì hoạt động, họ có quyền thu thù lao từ các bên trong tranh chấp khi họ yêu cầu xử lý vụ việc.

Đây là những quyền hạn cơ bản của một trọng tài viên theo Luật Trọng tài thương mại. Ngoài ra, mỗi Trung tâm trọng tài sẽ có những quy chế, quyền hạn riêng dành cho mỗi trọng tài viên. 

Bên cạnh những quyền trên trọng tài viên còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ trọng tài viên được quy định tại các khoản 5,6,7 của điều 21 Luật trọng tài thương mại năm 2010

Thứ nhất, trọng tài viên phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết; trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ bản của các trọng tài viên.

Thứ hai, bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời. Vì đây là một hoạt động phân xử tranh chấp thương mại, dân sự. Do đó, những người phân xử đưa ra phán quyết cũng cần đảm bảo vô tư, khách quan để giải quyết tranh chấp một cách công bằng nhất.

Thứ ba, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Đây là những nghĩa vụ cơ bản dành cho những người đóng vai trò phân xử các tranh chấp. Cần đặc biệt bảo đảm tính vô tư, khách quan, độc lập của trọng tài trong xét xử.

4. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.

Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký.

5. Chỉ định thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc

Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước, nhân danh nhà nước ra các bản án quyết định buộc các đương sự phải thi hành. Tòa án là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền nhân danh quyền lực công xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính của mình Tòa án được quy định thêm chức năng hỗ trợ hoạt động trọng tài khi các bên tranh chấp yêu cầu. Nhân danh quyền lực nhà nước, Tòa án thực hiện vai trò hỗ trợ trọng tài giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp mà tòa án không thể tự tháo gỡ

Theo quy định pháp lệnh trọng tài , Tòa án hỗ trợ hoạt động trọng tài thông qua biện pháp sau

Về nguyên tắc, bên nguyên đơn và bên bị đơn có quyền lựa chọn hoặc thành lập hội đồng trọng tài gồmba trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài chỉ có 1 trọng tài viên duy nhất để giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy nhiên đối với hình thức trọng tài vụ việc, nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên hoặc 2 trọng tài viên được chọn và chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ 3, hoặc các bên đương sự không chọn được trọng tài viên duy nhất thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên 

Quy định này nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng tài, đồng thời  đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vụ tranh chấp đã được các bên thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài, Tòa án không thụ lý giải quyết. Trong trường hợp này nếu vì lý do không thành lập được hội đồng trọng tài hoặc không chọn được trọng tài viên duy nhất mà tranh chấp đó không được giải quyết thì sẽ không được giải quyết tại Tòa án.

Vì thế, quyền lợi các bên tranh chấp không được đảm bảo, đặc biệt bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Do đó, hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài trong việc chỉ định, thay đổi trọng tài viên là hết sức cần thiết.

Tương tự như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên cần thay đổi theo yêu cầu của 1 bên do nhiều lý do như trọng tài viên có khả năng sẽ thiếu khách quan do quan hệ của trọng tài viên với 1 bên nào đó hoặc bởi sự liên hệ của người này với đối tượng của việc giải quyết tranh chấp hay có thể là các nhân tố không mong muốn:ốm đau, tai nạn…dẫn đến việc trọng tài viên không thể tiếp tục nhận nhiệm vụ của mình. Pháp lệnh quy định thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về các trọng tài viên còn lại của Hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên trong 1 số trường hợp họ không quyết định được như trọng tài cần thay là chủ tịch Hội đồng trọng tài, 2 người còn lại không đồng ý, 1 người còn lại không đồng ý…lúc này tố tụng trọng tài bị gián đoạn và nếu không thể quyết định việc thay đổi trọng tài và bổ khuyết chỗ trống thì việc giải quyết tranh chấp không thể được tiến hành trong điều kiện thiếu trọng tài viên. Chính vì vậy, lúc này sự tham gia của Tòa án là 1 giải pháp tối ưu để khai thông tố tụng trọng tài.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!