1. Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Thưa luật sư, Em hiện là sinh viên, Em có một câu hỏi mong luật sư tư vấn ạ: Ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ? Em muốn có thông tin về một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh được không ạ ?
Cảm ơn luật sư!
Người hỏi: Hữu Phước
Trả lời:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
ĐiềuLuật Cạnh tranh năm 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm các hành vi như sau:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo quy định của pháp luật.
>> Lưu ý: Vì lý do bảo mật thông tin nên chúng tôi không cung cấp thông tin chính xác về dòng sản phẩm, tên của các thương hiệu đã được giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam - Đây cũng là lý do rất khó tìm kiếm các thông tin về các vụ tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường: Thứ nhất là do số lượng các vụ cạnh tranh không lành mạnh đã được giải quyết ở Việt Nam khá thấp và vấn đề bảo mật thông tin khách hàng. Chúng tôi sẽ mô hình hóa các ví dụ của mình để tránh tranh chấp, xung đột về lợi ích với các thương hiệu nổi tiếng.
+ Các đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
- Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh;
- Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh; trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh;
- Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác.
Cụ thể như sau:
1.1 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ví dụ : Sản phẩm trà chanh N của của một thương hiệu nổi tiếng N và trà chanh F của Công ty sản xuất F chưa thực sự nổi tiếng, chưa được nhiều khách hàng viết đến.
Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với F của công ty F.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ B được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty F (Có địa chỉ tại Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, Công ty F đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm trà chanh F và N. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả F và N cùng là sản phẩm của công ty N, vì trông chúng rất... giống nhau!
Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty N, sản phẩm sữa M bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa G của Cty M được sản xuất với những điểm tương tự sữa M như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.
Một ví dụ khác về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ : Một doanh nghiệp bán nước mắm ghi là "Nước mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.
1.2 Xâm phạm bí mật kinh doanh
Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính...
1.3 Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh là việc doanh nghiệp ép buộc, đe dọa khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ không cho họ giao dịch hoặc phải ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
1.4 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp “đối thủ”.
1.5 Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh
Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp:
- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
Ví dụ mang tính chất minh họa về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ: Vài năm trước, có chuyện công ty chuyên sản xuất nệm X - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn tại Việt Nam đã đăng quảng cáo trên các tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Công ty X hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Công ty X đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”.
Như vậy, nếu việc quảng cáo so sách với các sản phẩm cùng loại mà không có các căn cứ khoa học để chứng minh, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của người khác, hoặc gây hiểu nhầm thì cũng có thể được xem là đối tượng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các bạn thường nhìn thấy trên truyền hình mẫu quảng cáo "so với bột giặt thường - bị làm mờ hình ảnh gói bột giặt" thì sản phẩm bột giặt O tiết kiệm hơn, sạch hơn, trắng sáng hơn. Việc so sánh như vậy không bị xem là quảng cáo nói xấu nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng nếu nó bị so sánh với chính đối thủ thì mọi chuyện sẽ rất khác (kể cả những quảng cáo sử dụng hình ảnh hoặc lời nói... gây hiểu nhầm với tính năng, công dụng của các dòng sản phẩm cạnh tranh khác).
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Công ty cà phê T với thương hiệu G nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty T đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của hãng N để so sánh trực tiếp sản phẩm G của họ với sản phẩm N của Công ty N. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công ...
1.6 Khuyến mại không lành mạnh
Khuyến mại không lành mạnh là việc :
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;
Ví dụ về khuyến mãi không đúng : Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công ty M đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm M. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”.
Công ty U đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại.
1.7 Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính là việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Ví dụ về bán hàng đa cấp bất chính:
N là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty này qui định : Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước T với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm.
Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.
Một ví dụ điển hình khác cho trường hợp này là hành vi của các nhân viên công ty bán hàng đa cấp Công ty T. Theo đó, Công ty T hướng tới đối tượng chủ yếu là các bạn sinh viên năm nhất, năm hai có ham muốn kiếm tiền, khao khát làm giầu nhưng lại không muốn vất vả. Họ yêu cầu các bạn sinh viên khi tham gia phải đóng một khoản tiền nhất định để mua của công ty và bán lại cho người khác. Nếu người đó không bán được thì coi như họ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra, công ty không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại. Hơn nữa, họ còn hứa sẽ có tiền hoa hồng, tiền thưởng, được tăng cấp, bậc nếu rủ được nhiều người vào mạng lưới bán hàng đó....
1.8 Gièm pha doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là việc doanh nghiệp bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nội dung được đưa ra rất đa dạng, như chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu… Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác. Qua đó khách hàng sẽ quyết định có hay không việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha. Trong trường hợp này quyền được thông tin của khách hàng đã bị xâm phạm để qua đó các quyết định không giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha không còn đúng đắn.
Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp phản ảnh niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm dịch vụ. Sự giảm sút uy tín thể hiện giảm sút giao dịch, giảm doanh số bán, giảm số lượng khách hàng.
Đối với hành vi này, mọi sự suy đoán về hậu quả đều không được coi là cơ sở để kết luận về sự vi phạm
Ví dụ như trường hợp giữa trang web diễn đàn ô tô và công ty cơ khí ô tô P. Diễn đàn này là một trang web thuộc Cty cổ phần ô tô X (có địa chỉ tại TP.HCM) chuyên đưa tin về xe hơi, quảng cáo bán xe, trong đó còn có một diễn đàn (forum) dành cho các thành viên tranh luận về tất cả những chuyện liên quan đến xe hơi. Còn Cty cơ khí ô tô X (cũng có địa chỉ tại TP. HCM) là một công ty có tầm cỡ chuyên kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và buôn bán xe hơi, được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000. Thành lập từ 7 năm nay với gần 200 nhân viên, Cty P đã sửa chữa trên 20.000 xe ô tô các loại. P cũng đã ký quỹ 2 triệu USD để trở thành nhà phân phối cấp 1 đạt chuẩn 3S cho hạng xe hơi Chrysler của Mỹ tại VN và đầu tư 20 tỷ đồng cho việc xây dựng Showroom trang thiết bị nhà xưởng với diện tích hơn 7.000m2 ở TPHCM.
Thế nhưng theo diễn đàn trên đã xây dựng diễn đàn “Bó toàn thân với Công ty cổ phần ô tô X - kinh nghiệm cho các bác sửa xe” để các thành viên của diễn đàn bêu xấu Công ty X. Hành vi trên của diễn đàn ô tô chính là một trong những hành vi gièm pha doanh nghiệp khác.
1.9 Phân biệt đối xử của Hiệp hội
Phân biệt đối xử của Hiệp hội được thể hiện bằng những hành vi sau đây:
+ Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
+ Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên
Ngoài các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như trên, Luật Cạnh tranh còn cấm nhiều hành vi có dấu hiệu “hạn chế cạnh tranh”. Hiểu theo nghĩa nôm na, là những hành vi đơn lẻ hoặc giữa một nhóm doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, nhằm mục đích tạo ra những sự “cản trở”, không cho các doanh nghiệp khác có cơ hội cạnh tranh với mình.
Có 2 dạng hành vi hạn chế cạnh tranh, gồm :
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
- Làm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường.
Trong một số trường hợp, các hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh như trên có thể bị cấm.
Dưới đây là một ví dụ về việc hai doanh nghiệp đã có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Công ty phát thanh A và Công ty phát thanh S là hai nhà cung cấp hệ thống cáp duy nhất tại một địa phương ở Nhật Bản. Họ thường thu phí sử dụng truyền hình cáp của người dân địa phương là 300 yên/tháng và những người dân ngoài địa phương là 400-500 yên/tháng.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, A và S đã cùng gửi thư đến những người sử dụng dịch vụ của họ để thông báo về việc tăng phí. Cả hai đã thừa nhận là do chi phí cho các kênh chương trình tăng giá và sự cạnh tranh khốc liệt lãng phí giữa họ nên cả hai đều phải chịu thua lỗ.
Vì vậy, A và S đã thỏa thuận với nhau và quyết định chấm dứt cạnh tranh về giá và xóa bỏ việc giảm giá cho những người sử dụng cư trú ở các khu nhà ở và các khu liên hợp. Hai bên cũng nhất trí là sẽ điều chỉnh giá dịch vụ.
Theo quyết định Uỷ ban cạnh tranh Nhật Bản, A và S bị yêu cầu chấm dứt việc thực hiện hành động trên. Đối với trách nhiệm hình sự của họ, vụ việc này sẽ được chuyển cho công tố viên để điều tra thêm.
Vụ việc trên của A và S là một dấu hiệu cảnh báo đối với các doanh nghiệp muốn dùng cách “thông đồng” để thu lợi nhuận lớn ngay trước mắt thay vì sử dụng chính năng lực cạnh tranh và khả năng thực tế của mình để thu hút khách hàng.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Chúng tôi cam kết các tình huống trong ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học thuật nhằm mục đích tăng cường tư duy lý luận không nhằm mục đích hướng tới việc bôi nhọ, nói xấu doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại thị trường Việt Nam. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty dịch vụ pháp lý của Luật Hòa Nhựt, mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.868644.
2. Tại sao taxi truyền thống lại kiện taxi công nghệ?
Thưa luật sư, trong những ngày qua Tôi thấy báo chí đưa tin về việc hãng taxi V lại khởi kiện hãng taxi G về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Là một người học luật tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Xin luật sư tư vấn những quy định pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh đến vụ kiện trên. Tôi có tìm hiểu thông tin và nghiên cứu các quy định của pháp luật nhưng thấy không thực rõ ràng về căn cứ pháp lý ?
Xin cảm ơn và mong được luật sư phản hồi chi tiết. Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin mà cơ quan bán chí cung cấp thì phía bên hãng taxi V cung cấp thì Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa công ty này và bị đơn là hãng taxi G vào ngày 06/02/2018 . Hiện nay, hãng taxi V đã thu thập đủ bằng chứng bao gồm văn bản, hình ảnh, video… cho thấy hãng taxi G vi phạm cạnh tranh thương mại bằng hình thức phá giá mà đặc biệt là việc khuyến mại hơn 90 ngày một năm.
Vì Luật Cạnh tranh năm 2018 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 nên trong trường hợp này chúng ta áp dụng Luật cạnh tranh cũ năm 2004. Theo quy định tại khoản 7 điều 39 Luật cạnh tranh cũ năm 2004 thì khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là 1 hành vi vi phạm Luật cạnh tranh, cụ thể Điều 100 Luật Thương mại 2005quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:
"1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này".
Căn cứ theo quy định trên, nếu phía hãng taxi V đã có đủ chứng cứ chứng minh hãng taxi G vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì dựa trên những chứng cứ đó, Tòa án sẽ đưa ra mức xử phạt phù hợp cho hãng taxi G. Điều này sẽ tạo động lực cho các hãng taxi truyền thống và đảm bảo quyền lợi và sự cạnh tranh công bằng giữa taxi truyền thống và các hãng taxi công nghệ.
Các vụ khởi kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam trong những năm qua diễn ra không nhiều, cho nên Chúng ta cần tiếp tục theo dõi diễn biến của vụ kiện để có thêm những thông tin về các Chứng cứ chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quan trọng hơn hết là chờ phán quyết cuối cùng của tòa án về vụ việc trên để có thêm các thông tin chi tiết làm cơ sở để phân tích và bình luận. Trong phạm vi câu hỏi của Bạn chúng tôi chỉ đưa ra những nhận định chung mang tính khách quan về quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và không thể đi sâu phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan. Mong nhận được sự cảm thông từ Bạn!
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp.
3. Nhận dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ...
Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định cụ thể như sau:
1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm :
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
2. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm :
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
3. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng
Theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm :
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
4. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm :
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là SHTT) đã trở thành một vấn đề nổi cộm, tuy chưa có một thống kê chính thức và toàn diện nào về tình trạng vi phạm song qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy sự vi phạm diễn ra ngày càng phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng hơn và cách thức ngày càng tinh vi hơn.
Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT. Theo các quy định hiện hành, chủ thể bị vi phạm quyền SHTT có thể áp dụng hay đề nghị áp dụng các biện pháp dân sự[1], hình sự[2], hành chính[3] hay biện pháp kiểm soát tại biên giới[4] nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
Ngoài các biện pháp bảo vệ quyền nêu trên, ngay từ khi ra đời Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/01/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 54), các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là SHCN) đã biết đến một «vũ khí» tự vệ mới, đó là các quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN được quy định tại Chương IV của Nghị định này.
Thật ra, việc sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc có liên quan đến SHTT đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Ngay từ năm 1883, trong Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN đã có các quy định liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN (Điều 1 và 10bis). Có thể nói, việc có thêm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT chứng tỏ từ lâu các nhà làm luật đã mong muốn sử dụng nhiều quy phạm khác nhau để bảo hộ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh nói chung và quyền SHTT nói riêng. Ngoài ra, các khía cạnh pháp lý của việc áp dụng luật cạnh tranh trong SHTT cũng đã được nghiên cứu, áp dụng trên thực tế tại rất nhiều nước trên thế giới, thể hiện sự lo lắng của nhà làm luật đối với tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra ngày một nghiêm trọng[5].
Ở Việt Nam, tuy Nghị định số 54 đã đề cập đến quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN, nhưng chỉ đến khi Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2005 vừa qua, với các điều khoản có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nói chung và cạnh tranh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng (các điều 39, 40, 41 Luật Cạnh tranh) thì xuất hiện một vấn đề mới cần phải được giải đáp, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật[6]. Đó chính là việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về SHTT đối với các hành vi phạm quyền SHTT là một sự chồng chéo hay là một sự bổ sung cho nhau ? Nếu câu trả lời là chồng chéo thì phải chăng cùng một hành vi vi phạm có thể bị xử lý hai lần (áp dụng đồng thời hai loại chế tài[7]) ; còn nếu câu trả lời là bổ sung thì cần phân biệt hai phương thức kiện đó như thế nào và điều tối quan trọng là người bị thiệt hại nên chọn cách thức nào (hiệu quả nhất) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm ?
Với bài viết này, chúng tôi mong muốn góp phần giải đáp câu hỏi vừa đặt ra. Muốn vậy, trước hết cần làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hành vi vi phạm quyền SHTT cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh (I) trước khi đi vào phân tích vai trò của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc liên quan đến SHTT (II).
Khái niệm hành vi vi phạm quyền SHTT và hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.Bản chất pháp lý của hành vi vi phạm quyền SHTT
Quyền SHTT từ lâu đã được coi là một dạng của quyền sở hữu tư nhân, ngay từ khi quyền SHTT tồn tại dưới chế độ phong kiến tại các nước Châu Âu như Anh, Pháp hay Cộng hoà Venise thì nó đã được coi là một loại «tài sản» thuộc sở hữu tư nhân mặc dù khi đó quyền SHTT hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đứng đầu vương quốc mà không phải trên cơ sở các quy định được áp dụng chung cho mọi chủ thể như ngày nay[8]. Hơn thế, pháp luật của nhiều nước hiện nay còn có xu hướng coi quyền SHTT hơn cả quyền sở hữu thông thường bởi lẽ, nếu như quyền sở hữu một tài sản hữu hình cho phép chủ sở hữu có các quyền năng như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản mà trong phần lớn các trường hợp trên thực tế, chủ sở hữu có thể kiểm soát tài sản một cách trực tiếp, thì đối với một «tài sản vô hình» như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp …,mọi người (không nhất thiết là chủ sở hữu) đều có khả năng nắm giữ, sử dụng các đối tượng này khi chúng được công bố. Bù lại, chủ sở hữu sẽ được Nhà nước dành cho các độc quyền khai thác trong một thời hạn nhất định. Tóm lại, đối với một tài sản hữu hình, việc bảo hộ được thực hiện không chỉ thông qua các quy định của pháp luật mà còn thông qua sự kiểm soát trực tiếp của chủ sở hữu đối với tài sản, còn đối với một tài sản trí tuệ, sự bảo hộ nhất thiết phải cầu viện đến sự trợ giúp của pháp luật, bởi tài sản trí tuệ thực chất là thông tin, mà thông tin thì không một ai có thể kiểm soát tuyệt đối được.
Như vậy, hành vi vi phạm quyền SHTT là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu. Quyền sở hữu nào cũng đem lại cho người nắm giữ nó những độc quyền nhất định, đối với một tài sản hữu hình thì đó là 03 quyền năng được thừa nhận từ thời luật La Mã, còn đối với các độc quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ thì bản chất cũng là các độc quyền như đối với tài sản hữu hình, sự khác biệt chỉ là phương thức thực hiện các độc quyền cũng như sự giới hạn về thời gian mà pháp luật dành cho chủ sở hữu.
Xuất phát từ bản chất pháp lý này, khi quyền SHTT bị xâm phạm thì chủ sở hữu có thể kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có) như trong các vụ kiện dân sự thông thường khác. Việc xác định rõ bản chất hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng như mục đích của việc kiện sẽ là tiêu chí quan trọng khi tiến hành so sánh với bản chất cũng như mục đích của kiện về cạnh tranh không lành mạnh.
2. Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trên thế giới, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Tại Điều 10 bis của Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã có quy định: « Tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh mọi hành vi đi ngược lại các tập quán trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại »[9]. Luật cạnh tranh cũ năm 2004 của Việt Nam tại Điều 3 khoản 4 quy định : « Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng“. Tiếp theo đó, Điều 39 của Luật Cạnh tranh liệt kê 09 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hai dạng hành vi đồng thời là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh.
Như vậy, bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Theo lý thuyết được thừa nhận rộng rãi ở các nước châu Âu lục địa, thì về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự; các yếu tố cấu thành của cạnh tranh không lành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu bao gồm hành vi cố tình tạo ra sự nhầm lẫn về cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh tranh; viện dẫn hoặc chỉ dẫn tạo nên sự nhầm lẫn trong suy nghĩ của công chúng về bản chất, phương thức sản xuất, đặc tính, khả năng ứng dụng hoặc số lượng hàng hoá…[10]. Mục đích của việc kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng là buộc chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại.
Vậy sự khác nhau giữa hai dạng hành vi nói trên nằm ở đâu?
3. Phân biệt giữa vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh nhìn bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau, tuy vậy sự khác nhau giữa hai loại hành vi này xuất phát từ chính bản chất pháp lý của mỗi loại hành vi. Đó chính là sự khác nhau về phạm vi áp dụng, yếu tố chủ thể và yếu tố lỗi.
Một là, về phạm vi áp dụng, chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền SHTT khi có một quyền SHTT hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm. Nói một cách khác đi sẽ không có khái niệm về vi phạm quyền SHTT khi mà quyền đó không hề tồn tại, ví dụ như trường hợp một nhãn hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Từ sự phân tích này có thể thấy những “đối tượng có liên quan đến SHTT” thuộc phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh.
Hai là yếu tố chủ thể, không thể nói đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi mà trên thực tế các chủ thể không ở trong vị thế “cạnh tranh” với nhau. Cụ thể, chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan (Điều 3 khoản 1 Luật cạnh tranh)[11]theo nguyên tắc được pháp luật các nước thừa nhận rằng “Mọi thương nhân trung thực phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để cá biệt hoá sản phẩm của mình nhằm không gây nhầm lẫn với sản phẩm khác”[12]. Trong khi đó, có thể kết luận hành vi vi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định. Có thể lấy một ví dụ hình tượng như một doanh nghiệp tại Cà Mau đã copy nguyên vẹn một nhãn hiệu đã đăng ký cho cùng nhóm sản phẩm của doanh nghiệp khác có trụ sở và phạm vi hoạt động tại Cao Bằng. Giả sử rằng hai doanh nghiệp này không có quan hệ cạnh tranh với nhau trên thị trường địa lý liên quan (do ở quá xa nhau), thì chủ nhãn hiệu vẫn hoàn toàn có thể kiện về hành vi vi phạm quyền SHTT nhưng sẽ không thể kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ba là yếu tố lỗi,hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước[13]. Điều 40 của Luật cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”, do đó không thể nói tới cạnh tranh không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành vi bị cấm. Đối với lĩnh vực SHTT, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền SHTT mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà không được chủ sở hữu cho phép.
Qua phân tích trên có thể bước đầu khẳng định việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về SHTT đối với các hành vi phạm quyền SHTT là một sự bổ sung cho nhau. Vấn đề đặt ra, như chúng tôi đã đề cập ở trên, là người bị thiệt hại nên chọn cách thức nào (hiệu quả nhất) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm ?
5. Vai trò của kiện về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc có liên quan đến quyền SHTT
Để có thể trả lời câu hỏi nên chọn phương thức kiện nào cho hiệu quả nhất, trước tiên cần làm rõ vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật hiện hành nói chung (1) và vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc về SHTT nói riêng (2).
1. Vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật hiện hành
Như chúng tôi đã giới thiệu tại các phần trước, ngay từ năm 2000 khi Nghị định số 54 ra đời, chúng ta đã có các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật đương nhiên phải kể tới Luật cạnh tranh năm 2004 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2005) và Bộ luật dân sự năm 2005 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006)[14].
Như vậy, tại thời điểm hiện tại cùng song song tồn tại khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh tại hai văn bản là Nghị định số 54 (Chương IV) liên quan đến SHCN và hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT quy định trong Luật cạnh tranh như chúng tôi đã đề cập ở trên. Trên thực tế theo chúng tôi được biết mặc dù Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực được hơn 5 tháng nhưng cho tới thời điểm này chưa có một vụ việc nào về cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo Luật cạnh tranh. Còn trước đó, việc áp dụng Nghị định 54 để xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN cũng rất hạn chế, theo chúng tôi được biết, tất cả các vụ việc được xử lý chỉ giới hạn ở một hoặc một vài ý kiến giám định của Cục SHTT và ý kiến của Cục SHTT đưa ra cũng thường rất chung chung là một hành vi vi phạm quyền SHTT cũng có thể đồng thời bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh[15]. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không đi sâu vào phân tích vai trò của các quy định cạnh tranh đối với các vụ việc có liên quan tới SHTT trong thời điểm quá độ hiện tại khi mà Luật về SHTT đã được Quốc Hội khoá XI Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005[16] và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
2. Vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc về SHTT trong Luật SHTT
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong Luật SHTT có 03 điều khoản đề cập đến hành vi cạnh trạnh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT, đó là quy định tại các Điều 4 khoản 4(liên quan đến giải thích thuật ngữ Quyền sở hữu công nghiệp), Điều 6 khoản 3 điểm d (liên quan đến căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHCN), đặc biệt tại các Điều 130 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Mục 1 Chương IX liên quan đến chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền SHCN) và Điều 198 khoản 3 quy định về Quyền tự bảo vệ (Phần thứ 5 Chương XVI liên quan đến Bảo vệ quyền SHTT).
Trong số các quy định có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT vừa nêu, chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần lưu ý. Một là,. Hai là, Luật SHTT đã đề cập đến khả năng chủ thể bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền của mình[19]- điều không được chỉ rõ trong Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không có ý định đi sâu vào phân tích sự khác biệt trong các quy định liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Luật cạnh tranh và Luật SHTT mà tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHTT và các quy định về vi phạm SHTT nói chung như đã đề cập trong phần dẫn đề của bài viết này. khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ[17]đã được mở rộng[18] và có nội hàm rõ ràng hơn rất nhiều so với khái niệm chỉ dẫn gây nhầm lẫn (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành mành mạnh liên quan tới SHTT được quy định tại Điều 39 khoản 1 và Điều 40 Luật cạnh tranh)
Trở lại nội dung về vai trò của pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc về SHTT, chúng tôi nhận thấy rằng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh sẽ và phải đóng vai trò bổ sung cho các quy định về SHTT, nhưng dựa trên các cơ sở pháp lý độc lập, để bảo vệ hiệu quả hơn các chủ thể trong nền kinh tế trong trường hợp các chủ thể không thể viện dẫn các quy định về SHTT để bảo vệ mình hoặc ngay cả khi họ có thể áp dụng các quy định về SHTT song song với các quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Điều này hoàn toàn hợp lô-gic bởi ngay từ khi Luật cạnh tranh ra đời, các nhà làm luật đã mong muốn dùng luật cạnh tranh như là một công cụ để «lấp các lỗ trống» mà các luật chuyên ngành khác không điều chỉnh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.
2.1 Vai trò của Luật cạnh tranh khi không tồn tại quyền về SHTT
Khi quyền SHTT không tồn tại như một nhãn hiệu sử dụng mà không đăng ký, đương nhiên sẽ không thể áp dụng các quy định về hành vi vi phạm quyền SHTT khi đối tượng này bị xâm hại. Vậy, một câu hỏi đặt ra là áp dụng quy định nào để bảo vệ các «thành quả trí tuệ» mà chủ thể đã đầu tư công sức, tài chính để xây dựng nên (như sự độc đáo của bao bì sản phẩm, sự thu hút khách hàng của biểu tượng kinh doanh, tính lợi thế so sánh của công nghệ…) ?
Trong các trường hợp trên đây, Luật cạnh tranh sẽ đóng vai trò bổ sung, nếu không muốn nói là thay thế để bảo vệ doanh nghiệp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối thủ. Chủ thể bị vi phạm sẽ phải chứng minh được có hành vi cạnh tranh không lành mạnh với lỗi cố ý từ phía đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (như sử dụng nhái lại khẩu hiệu kinh doanh của người khác gây nhầm lẫn đối với khách hàng nhằm mục đích lôi kéo khách hàng của đối thủ …).
Chính vì vậy, trong các vụ việc mà các chủ thể kinh doanh không có căn cứ viện dẫn tới các quy định của pháp luật về SHTT để bảo vệ thành quả đầu tư, trí tuệ của mình, thì có thể tìm thấy các quy định trong Luật cạnh tranh và quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT công cụ pháp lý tự vệ. Các vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT trên thế giới thông thường[20]được đưa ra trước toà án. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh là Cục Quản lý cạnh tranh-Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 49, khoản 2 Luật cạnh tranh và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT như cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra về SHCN (theo Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh-Điều 45). Toà án cũng có thẩm quyền giải quyết và áp dụng chế tài dân sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT theo quy định tại Điều 198 khoản 3 Luật SHTT.
2.2 Vai trò bổ sung của Luật cạnh tranh khi tồn tại quyền về SHTT
Trong trường hợp bị xâm phạm, các chủ thể của quyền SHTT trước tiên có thể áp dụng các quy định của pháp luật về SHTT để bảo vệ mình bằng cách yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có). Câu hỏi tiếp theo đặt ra là cùng một hành vi liệu có thể đồng thời thoả mãn các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh ? Và trong cùng một vụ việc liệu một chủ thể có thể đồng thời kiện một cách độc lập về hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh ?
Câu trả lời là có thể coi một hành vi vừa là vi phạm quyền SHTT vừa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu theo đúng nội dung của Điều 40 Luật cạnh tranh, theo đó «việc sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh,biểu tượng kinh doanh … để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh» là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tinh thần này cũng đã được tái thể hiện trong Điều 130 Luật SHTT. Như đã phân tích ở trên, đây có thể coi là một sự bổ sung chứ không phải sự chồng chéo và chủ thể có thể và phải lựa chọn sử dụng một trong hai phương thức kiện theo cách thức nào có lợi hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng quy định như vậy của pháp luật không phải là giải pháp được thừa nhận rộng rãi trong các nước phát triển[21].
Ngoài trường hợp cùng một hành vi có thể đồng thời bị coi là vi phạm SHTT và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh còn có thể được áp dụng khi trong một vụ việc có cả yếu tố hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh độc lập với nhau. Ví dụ, chủ thể một nhãn hiệu có thể kiện về hành vi vi phạm nhãn hiệu đồng thời kiện về hành vi vi phạm khẩu hiệu kinh doanh gây nhầm lẫn của đối thủ cạnh tranh[22]. Cơ sở pháp lý của hai yêu cầu này là độc lập với nhau, một mặt dựa trên hành vi vi phạm độc quyền mà không cần quan tâm đến yếu tố lỗi đối với hành vi vi phạm quyền SHTT, mặt khác dựa trên hành vi bị cấm với yếu tố lỗi cố ý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Một điểm khác cũng cần lưu ý là chủ thể kiện của cạnh tranh không lành mạnh có thể là bất kỳ ai tham gia vào hoạt động cạnh tranh và bị thiệt hại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh dù đó là tổ chức, cá nhân kinh doanh hay hiệp hội nghành nghề mà không cần phải là chủ sở hữu của quyền SHTT (Điều 2 Luật cạnh tranh), còn kiện về SHTT chỉ dành cho chủ thể của quyền SHTT. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bên làm đại lý, bên nhận li-xăng chủ động khởi kiện để bảo vệ, đòi bồi thường thiệt hại khi mà họ không phải là chủ sở hữu và không thuộc trường hợp được khởi kiện theo pháp luật về SHTT, trong trường hợp như vậy cơ sở khởi kiện chính là các quy định về cạnh tranh không lành mạnh.
Qua phần phân tích chúng tôi nhận thấy rằng, việc chọn phương thức kiện nào đối với chủ thể bị xâm phạm phải dựa trên các dữ liệu thực tế của từng vụ việc kết hợp với chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp và điều quan trọng nhất là hiệu quả hoạt động thực tế của mỗi cơ quan (Toà án, Cục Quản lý cạnh tranh) trong tương lai khi giải quyết các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.
Tóm lại, xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và sở hữu trí tuệ là một vấn đề không hề đơn giản, ngay cả ở những nước có nền khoa học pháp lý phát triển. Qua bài viết này, chúng tôi không có tham vọng và chắc chắn không thể giải quyết được một cách toàn diện, triệt để vấn đề này, do đó các tác giả rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đồng nghiệp và của các độc giả quan tâm đến vấn đề này./.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!