Có những quốc gia thiết lập vị trí của cơ quan quản lí cạnh tranh là một cơ quan ngang bộ hoặc một cơ quan trực thuộc chính phủ hay trực thuộc tổng thong, như: Azerbaijan, úc, Liên bang Nga, Ucraina, Đài Loan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Slovakia, Lithuania, Indonesia. Nhiều quốc gia lại thiết lập vị trí của cơ quan quản lí cạnh tranh là một tổng cục, cục, hoặc vụ thuộc bộ, như: Áo, Algeri, Armenia, Argentina, Belarus, Bênan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brazil, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Grudia, Hà Lan, Lavia, Moldova, Marốc, New Zealand, Nhật Bản, Paraquay, Phần Lan, Pháp, Sip, Slovenia, Tajikistan, Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Tuynidi, Uruquay.
1. Vị trí và cơ cấu tổ chức của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Theo các mô hình trên, mỗi quốc gia có thể có cách thức tổ chức cơ quan cơ quan quản lí cạnh tranh với vị trí khác nhau nhưng đều phải đảm bảo được sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này. Khi nghiên cứu về mô hình cơ quan quản lí cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ-quan quản lí cạnh tranh thường tập trung vào việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; tập - trung kinh tế; cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ hai, cơ quan quản lí cạnh tranh của hầu hết các quốc gia đều mang bản chất “lưỡng tính” giữa hành pháp và tư pháp. Cơ quan quản lí cạnh tranh luôn là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách, pháp luật về cạnh tranh nên hoạt động của cơ quan quản lí cạnh tranh thường mang bản chất của cơ quan “hành pháp”. Mặt khác, cơ quan quản lí cạnh tranh lại có quyền quyết định phân xử và áp dụng các chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nên hoạt động của cơ quan này lại thiên hướng “tư pháp”.
Thứ ba, nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lí cạnh tranh (dù đu TC tổ chức theo mô hình nào) vẫn phải có sự độc lập cần thiết để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc xử lí vụ việc cạnh tranh.
Ở Việt Nam, theo Luật cạnh tranh năm 2004, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh được thiết kế bao gồm 2 cơ quan độc lập, đó là: Cơ quan quản lí cạnh tranh và hội đồng cạnh tranh. Cơ quan quản lí cạnh tranh được thiết ke với tên gọi Cục quản lí cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn về hệ thống pháp luật và thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có bề dày về lịch sử, nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh, được vận dụng vào khung cảnh, điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Thực tiễn thi hành Luật cạnh tranh năm 2004 và quá trình khảo cứu, đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) đã cho thấy những hạn chế, bất cập của mô hình này. Vì vậỵ, mô hình cơ quan quản lí cạnh tranh đã được đổi mới theo Luật cạnh tranh năm 2018. Theo Luật cạnh tranh năm 2018, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh cũng như tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh...
Bộ máy giúp việc của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan điều tra vụ việc cạnh ưanh và các đơn vị chức năng khác.
Số lượng thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương với nhiệm kì là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Theo Điều 49 Luật cạnh tranh năm 2018, thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải đủ tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực;
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính;
- Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Theo khoản 2 Điều 46 Luật cạnh tranh năm 2018, ủy ban. Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh;
- Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh trạnh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật cạnh tranh và quy định của luật khác có liên quan.
3. Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Theo Điều 59 Luật cạnh tranh năm 2018, Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định thành lập Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh hanh và chỉ định thư kí phiên điều trần trong số công chức của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
- Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư kí phiên điều trần;
- Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng;
- Giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính;
Quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
- Quyết định xử lí vụ việc cạnh ttanh không lành mạnh;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh 'tranh.
Như vậy, thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khá rộng lớn, trong đó có thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Đây là điểm đặc thù của pháp luật tố tụng cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh với bản chất là nhằm vào (xâm hại) các đối thủ cạnh tranh cụ thể (lợi ích tư cần được bảo vệ) mà không nhằm xâm hại đến lợi ích chung của xã hội, đến cấu trúc cạnh tranh của thị trường (lợi ích công cần được bảo vệ). Bởi vậy, các chế tài được đặt ra đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường là đình chỉ hành vi và bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các đối thủ cạnh tranh cụ thể. Theo pháp luật Việt Nam, thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được xem xét bồi thường ttong vụ kiện riêng theo thủ tục tố tụng dân sự.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!