Xe kinh doanh vận tải cần mang theo những giấy tờ gì khi đi đường?

Bài viết dưới đây trình bày về vấn đề Xe kinh doanh vận tải cần mang theo những giấy tờ gì khi đi đường?

1. Xe kinh doanh vận tải là gì?

Xe kinh doanh vận tải là loại phương tiện ô tô thực hiện ít nhất một trong ba công đoạn chính của hoạt động vận tải là trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải. Xe kinh doanh vận tải chuyên chở các đối tượng là con người hoặc là hàng hóa tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật. Quá trình vận chuyển của xe kinh doanh vận tải nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Dựa theo tinh thần của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phương tiện kinh doanh vận tải được phân chia dựa theo mục đích, cách thức sử dụng bao gồm hai nhóm:

- Xe kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô. Đối tượng chuyên chở của xe này là hành khách, con người, gồm các loại sau:

+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

+ Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định

+ Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

- Xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô. Đối tượng chuyên chở của loại xe này là hàng hóa nhằm mang đến lợi nhuận trong kinh doanh. Xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô bao gồm:

+ Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải

+ Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng

+ Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm

+ Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ

+ Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường

Xe kinh doanh vận tải phải được cấp biển số xe màu vàng. Đây là hình thức để phân biệt biển số của các phương tiện kinh doanh vận tải. Giúp tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và quản lý của cơ quan chức năng. Từ đó góp phần củng cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

2. Xe kinh doanh vận tải cần mang những giấy tờ gì khi đi đường?

2.1. Các loại giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông đường bộ

Quy định về các loại giấy tờ mà người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo được quy định cụ thể tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008. Theo đó, người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ bắt buộc phải có năm loại giấy tờ sau:

- Đăng ký xe

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định pháp luật.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Các giấy tờ tùy thân như CMND hay CCCD. Phải xuất trình những giấy tờ này khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Trong trường hợp đang tham gia giao thông mà bị yêu cầu dừng lại kiểm tra. Nếu thiếu giấy tờ đã quy định thì người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

2.2. Xe kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô cần mang giấy tờ gì khi đi đường?

Đối với xe kinh doanh vận tải hành khách, ngoài năm loại giấy tờ chung bắt buộc phải có khi tham gia giao thông đường bộ. Xe kinh doanh vận tải hành khách cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau:

- Hợp đồng vận chuyển của đơn vị kinh doanh vận tải đã được ký kết bằng văn bản giấy.

- Danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải. Trừ trường hợp quy định sử dụng hợp đồng điện tử.

- Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp

- Trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới thì lái xe không cần phải áp dụng những quy định trên.

2.3. Xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô cần mang giấy tờ gì khi đi đường?

Đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa, ngoài năm loại giấy tờ chung bắt buộc cần có khi tham gia giao thông đường bộ thì cần thêm một số loại giấy tờ sau:

- Giấy vận tải (giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)

- Các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

Đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa cần lưu ý không được chở số lượng hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa mà pháp luật cho phép. Các trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Vậy nên, ngoài những giấy tờ bắt buộc chung được liệt kê tại 2.1. Tùy vào loại xe kinh doanh vận tải mà cần chuẩn bị thêm những giấy tờ cụ thể khác như đã phân tích trên.

3. Quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ

3.1. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

Luôn tiến hành công tác kiểm tra và giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm thông suốt, giữ vững trật tự, an toàn và hiệu quả. Từ đó góp phần phát triển kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường.

Phát triển giao thông đường bộ hiện đại và đồng bộ. Kế hoạch phát triển phải theo quy hoạch. Tạo ra sự gắn kết giữa phương thức vận tải đường bộ với các phương tiện vận tải khác.

Đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý hoạt động giao thông đường bộ.

Khẳng định vai trò và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong an toàn giao thông

Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

3.2. Quy định pháp luật về xe kinh doanh vận tải

Chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ như hướng dẫn của người điều khiển giao thông hay các biển báo, đèn xanh đèn đỏ,...

Đi đúng phần đường và làm đường quy định. Chuyển làn đường ở những nơi được phép và phải có tín hiệu báo trước để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông đường bộ khác. Ngoài ra, việc dừng, đỗ xe, quay đầu xe hay vượt xe cũng phải tuân thủ theo quy định và đảm bảo điều kiện an toàn trước khi thực hiện.

Trong quá trình điều khiển phương tiện lưu thông, không được uống rượu bia. Ngoài ra không được sử dụng ma túy nhằm đảm bảo an toàn cho chính người điều khiển và những người tham gia giao thông khác.

Điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn theo quy định, không được phóng nhanh, vượt ẩu hay giành đường. Đây là một thực trạng phổ biến mà hiện nay các xe kinh doanh vận tải hay phạm phải.  Luôn đảm bảo giữ một khoảng cách an toàn giữa các xe với nhau.

Người điều khiển xe kinh doanh vận tải phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn theo quy định pháp luật. Chỉ được chở số lượng hàng hóa và số lượng hành khách theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông. Trong trường hợp chở quá khổ, quá tải sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những hàng hóa là đối tượng vận chuyển không được thuộc những trường hợp hàng cấm lưu thông. Đối với hàng nguy hiểm hoặc động vật hoang dã tuyệt đối không được vận chuyển trái phép, phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật khi vận chuyển những loại hàng này.

Đảm bảo người điểu khiển phương tiện là xe kinh doanh vận tải phải có đủ điều kiện, trình độ và giấy phép lái xe theo quy đúng quy định pháp luật. Đảm bảo kinh doanh vận tải phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo pháp luật quy định. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn của xe kinh doanh vận tải khi tham gia giao thông.

Cần mang các loại giấy tờ cần thiết theo quy định pháp luật khi điều khiển xe kinh doanh vận tải lưu thông đường bộ.

Trên đây là bài viết mà Luật Hòa Nhựt cung cấp về chủ đề: Xe kinh doanh vận tải cần mang những giấy tờ gì khi đi đường? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về mặt pháp lý, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.868644 hoặc email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.