Chạy quá tốc độ là một lỗi xảy ra quá phổ biến mà người tham gia giao thông điều khiển xe máy hay ô tô thường gặp phải. Tốc độ giới hạn để người điều khiển phương tiện tuân thủ sẽ tùy thuộc vào nơi mà người điều khiển phương tiện đi. Ví dụ, tốc độ tối đa mà người điều khiển được phép đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h. Vậy nếu Xe máy chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Để hiểu rõ về hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị xử phạt bao nhiêu, trước tiên bạn cần tìm hiểu để nắm được các quy định về tốc độ cho phép đối với các loại xe, từ đó có khả năng đưa ra sự đánh giá mức độ vi phạm của bản thân. Trên cơ sở đó đưa ra kết luận chạy quá tốc độ 18 km/h bị phạt bao nhiêu tiền? Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về tốc độ được quy định chi tiết tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Bộ giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông. Cụ thể như sau:
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới, tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư như (trừ đường cao tốc) như sau:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có hai làn từ xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường đôi một chiều có một làn xe cơ giới | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 3.5 tấn | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn (trừ ô tô xi téc) | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô too kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc | 60 | 50 |
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): không quá 40 km/h
- Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc:
+ Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên dường cao tốc không vượt quá 120 km/h
+ Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Thứ nhất, về mức phạt khi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 18 km/h
Theo thông tin bạn đã cung cấp như trên, ngày 21 tháng 12 năm 2017 bạn có chạy xe máy quá tốc độ 18km/h, bị cảnh sát giao thông bắt và lập biên bản xử phạt. Như vậy bạn đã vi phạm quy định về tốc độ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể là chạy quá tốc độ quy định là 18km/h. Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Mức phạt chạy quá tốc độ từ 10 km/h - 20 km/h đối với xe máy (trừ xe máy chuyên dùng)
+ Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi tại điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
+ Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h: căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Người có hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ từ trên 20 km/h: Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn điều khiển xe máy lưu thông trên đường giao thông mà chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thứ hai, việc điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 18 km/h có bị tịch thu bằng lái xe hay không?
Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tùy vào mức độ vi phạm.
Căn cứ điểm khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe máy tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 24 tháng. Tuy nhiên, hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định18 km/h của bạn không bị áp dụng hình phạt bổ sung. Do đó, bạn chỉ bị áp dụng hình phạt tiền mà không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Như vậy, việc chạy xe quá tốc độ 18 km/h của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đến 1.000.000 đồng và sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ từ 10 km/h - 20 km/h:
Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính đó chính là xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, hình thức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chỉ được áp dụng trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thực hiện xử phạt cảnh cáo người vi phạm hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân vi phạm đến 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm, còn lại tất cả các hành vi vi phạm khác thì người có thẩm quyền xử phạt đều phải lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, với hành vi người điều khiển phương tiện là xe máy và xe ô tô chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h đều phải bị cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, bởi vì theo quy định trên về mức xử phạt vi phạm hành chính, bởi vì theo quy định trên thì về mức xử phạt thì cả đối với ô tô và xe máy chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h đều không có mức xử phạt nào đối với cá nhân là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng.
Sau 07 ngày tính từ ngày cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi xe máy hoặc xe ô tô chạy quá tốc dộ tù 10 km/h đến 20 km/h thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Người vi phạm sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính phải thực hiện nộp phạt theo đúng nghĩa vụ của mình. Nếu quá thời hạn theo quy định thì người vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và cứ mỗi ngày bị chậm nộp tiền phạt thì người vi phạm phải nộp thêm cho nhà nước là 0,05 % tính trên tổng số tiền phạt mà người vi phạm chưa nộp.
Những người có thẩm quyền xử phạt người có hành vi điều khiển xe máy, xe ô tô mà chạy quá tốc độ từ 10 km/h - 20 km/h:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ mà mình được giao.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật giao thông trực tiếp qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!