1. Các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm:
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
2. Người biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật hiện hành đã có những quy định chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (đã được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cũng đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021), quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm trong biểu diễn nghệ thuật và các sự kiện nghệ thuật.
Theo quy định này, hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi biểu diễn nghệ thuật, tuy nhiên, thực hiện không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, không tuân theo lứa tuổi và giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Hành vi biểu diễn nghệ thuật, tham gia các cuộc thi, hoặc liên hoan với nội dung kích động bạo lực, các hành động biểu diễn gây tác động trực tiếp đến các quan hệ đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi biểu diễn này sử dụng trang phục, âm thanh, hình ảnh, động tác và phương tiện biểu đạt không tuân theo thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Quá trình biểu diễn nghệ thuật có tác động tiêu cực đến đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, đồng thời tạo ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội trong quần chúng nhân dân. Hành vi biểu diễn này còn xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
- Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật hoặc tổ chức các cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cung cấp văn bản chấp thuận tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật hoặc tổ chức các cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn cho tổ chức và cá nhân khác không có thẩm quyền.
+ Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật và tổ chức các cuộc thi hoặc liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn được cấp cho các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội.
Như vậy, hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử có thể bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Thời hiệu xử phạt biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP và Nghị định 129/2021/NĐ-CP. Theo quy định này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và văn hóa được xác định là 01 năm, tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm. Thời điểm được sử dụng để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được xác định cụ thể như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện trên thực tế, thời hiệu xử phạt sẽ được tính kể từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính đó;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thời hiệu xử phạt sẽ được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đó.
Do đó, có thể khẳng định rằng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử được xác định là 01 năm theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp. Các hành vi vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, trong đó có hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử sẽ có thẩm quyền xử phạt cụ thể như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Ngoài ra, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể tước quyền sử dụng giấy phép còn tức chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, mức phạt tiền có thể lên đến 100.000.000 đồng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn. Đồng thời, cơ quan này có thể tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Dựa trên phân tích trên, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử thuộc về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Xử phạt người biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!