Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Hưởng lương thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Hòa Nhựt sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về khái niệm của bác sĩ chuyên khoa 2 và mức lương được hưởng của bác sĩ chuyên khoa 2. Mong rằng thông tin chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích cho quý vị!

1. Khái niệm bác sĩ chuyên khoa 2

Bác sĩ chuyên khoa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành y tế. Đó là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể như thần kinh, hệ tiêu hóa, nhi khoa... Với trách nhiệm lớn lao, họ không chỉ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân mà còn phải duy trì và cập nhật kiến thức chuyên môn hàng ngày, áp dụng những phương pháp mới nhất trong lĩnh vực y tế.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên sâu sau khi đã hoàn thành bậc đại học y khoa. Yêu cầu mỗi bác sĩ phải nắm vững kiến thức cơ bản và tiến xa hơn để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Với khả năng phân tích các tình huống phức tạp và đưa ra các quyết định chính xác, họ có khả năng đối phó với nhiều trường hợp lâm sàng khác nhau. Vai trò của bác sĩ chuyên khoa không chỉ giới hạn ở việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật mà còn có trách nhiệm tư vấn và cung cấp thông tin quan trọng cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ. Bằng cách thể hiện sự tận tâm và hiểu biết sâu rộng, bác sĩ chuyên khoa đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Căn cứ Điều 2, Điều 3 Quyết định số 4306/2003/QĐ-BYT, bác sĩ chuyên khoa cấp II hay thường gọi tắt là bác sĩ chuyên khoa 2 là bác sĩ được nhận văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực y tế, áp dụng với những người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và được xác nhận trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế.

Sau khi tốt nghiệp trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế, cử nhân tốt nghiệp đại học học chương trình đào tạo chuyên khoa và sẽ được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II tương đương với chuyên ngành đào tạo, phương thức đào tạo và xếp loại kết quả học tập của người được cấp bằng.

So với bác sĩ chuyên khoa 1 dù là trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm thì bác sĩ chuyên khoa 2 đều được đánh giá cao hơn. Cũng vì vậy, bác sĩ chuyên khoa 2 thông thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế. Chương trình đào tạo Bác sĩ chuyên khoa 2 có thời gian đào tạo là 2 năm được tiến hành theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện học chuyên khoa 2 về đối tượng:

+ Là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng, đã được tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa 1.

+ Độ tuổi: Giới hạn nữ giới không quá 50 tuổi và nam giới không quá 55 tuổi.

Bằng chuyên khoa cấp 2 chỉ được cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người học. Đối tượng này có thể được cấp giấy chứng nhận thay thế và cũng chỉ được cấp 01 lần nếu bằng bị mất hoặc bị nhàu nát, bị hỏng không thể sử dụng được hoặc khi có lý do chính đáng.

2. Mức lương mà bác sĩ chuyên khoa 2 được hưởng?

Trình độ đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BYT là tiêu chuẩn của:

- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp hạng I: Yêu cầu phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành y học (trừ y học dự phòng) hoặc ngành Răng - Hàm - Mặt.

- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ hạng III lên bác sĩ chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.

- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng.

- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng III lên bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.

Do đó, mức lương tương ứng của bác sĩ chuyên khoa 2 là mức lương được hưởng của chức danh bác sĩ cao cấp và bác sĩ y học dự phòng cao cấp. Hai đối tượng này có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

Tương đương, mức lương của hai đối tượng này như sau:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương

(đơn vị: đồng/tháng)

Bậc 1

6,2

11.160.000

Bậc 2

6,56

11.808.000

Bậc 3

6,92

1 2.456.000

Bậc 4

7,28

13.104.000

Bậc 5

7,64

13.752.000

Bậc 6

8,0

14.400.000

3. Phân biệt trình độ bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ chuyên khoa 1

Bác sĩ chuyên khoa 1 là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại những phòng khám hoặc bệnh viện tư nhân, cũng như bệnh viện công lập. Theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1 thì sau khi trở thành BSCKĐH, nếu tiếp tục học thêm khoảng 2 năm nữa thì bác sĩ đó sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 và điều trên sẽ tương tự như bác sĩ đa khoa.

Sau khoảng 6 năm học đại học và để trở thành các bác sĩ chuyên sâu, cần ít nhất từ 2 đến 4 năm để tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu. Hơn nữa, trong quá trình thực hành và làm việc, họ phải liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng.

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2 đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế, bởi vì họ đóng góp vào việc kiểm tra và điều trị cho sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, trong sự so sánh giữa hai cấp bác sĩ này, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 thường được coi là có trình độ cao hơn và đảm nhận vị trí quan trọng hơn trong ngành y.

Điều này có thể được giải thích bởi vì sau 2 năm để đạt được tư cách là bác sĩ chuyên khoa cấp 1, họ phải tiếp tục học thêm 2 năm nữa để đạt tới tư cách là bác sĩ chuyên khoa cấp 2.

Hơn nữa, hiện nay, người có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp 2 thường được công nhận tương đương với tiến sĩ trong khi bác sĩ chuyên khoa cấp 1 có trình độ tương đương với thạc sĩ.

Do đó, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 thường được xem là có trình độ cao hơn so với bác sĩ chuyên khoa cấp 1.

4. Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương với học vị nào?

Hiện tại, quy định về bác sĩ chuyên khoa 2 đang được liên kê là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của các chức danh bác sĩ tại Thông tư liên tịch số 10/2015. Tuy nhiên, các quy định cụ thể bác sĩ chuyên khoa 2 là gì lại tương đối ít.

Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 2 có thể được chuyển đổi tương đương với người có bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ dược học và ngược lại.

Cụ thể, khoản 4 Mục III Thông tư liên tịch 30 quy định chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp II sang bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ được học phải đáp ứng các điều kiện:

- Chuyên ngành của bác sĩ chuyên khoa 2 phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ y học, tiến sĩ dược học muốn chuyển đổi.

- có Công văn cử đi học chuyển đổi.

- Đạt yêu cầu với các môn cơ bản, cơ sở và bảo vệ đề cương trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm do các trường sau đại học có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tương ứng và được công nhận nghiên cứu sinh bằng quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hoàn thành các môn học còn thiếu của chương trình đào tạo tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học, dược học.

Ngược lại, tiêu chuẩn để bác sĩ chuyển đổi từ bằng tiến sĩ y học hoặc dược học sang bằng chuyên khoa cấp II được nêu tại khoản 5 Mục III Thông tư liên tịch số 30 này gồm:

- Chuyên ngành đào tạo của bằng tiến sĩ y học hoặc dược học phù hợp với bằng chuyên khoa cấp 2 muốn chuyển đổi.

- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.

- Hoàn thành các phần thực hành, thi tốt nghiệp thực hành theo quy định của Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp II hiện hành.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với công ty Luật Hòa Nhựt qua số: 1900.868644 hoặc email: [email protected] để được giải đáp. Trân trọng./.