Định nghĩa được thừạ nhận rộng rãi nhất hiện nay quy định tại Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo khoản 1 Điều 10 bis:
“Bất la hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
Cho đến nay, vai trò của cạnh tranh trong việc cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo động lực đổi mới và phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, để đem lại những lợi ích như vậy, hoạt động cạnh tranh cần được duy trì trong khuôn khổ lành mạnh và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược. Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng:
“Cạnh tranh là một thứ rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng quá liều nó trở thành thuốc độc”.
Nhà nước không chỉ có trách nhiệm không tạo ra lợi thế hay bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, mà còn càn ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi thế cho mình bằng bất kì thủ đoạn nào. Nếu không, trật tự kinh tế sẽ bị rối loạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Xét một cách khái quát, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ngăn chặn các hành vi của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh một cách không chính đáng trước các đối thủ cạnh tranh khác. Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh đều thể hiện bản chất chuhg theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thành công trên thị trường không dựa trên nỗ lực của bản thân cải thiện chất lượng, giá cả của sản phẩm, mà bằng cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phẩm người khác hoặc tác động sai trái lên khách hàng.
Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cũng được xây dựng trên tinh thần chung của pháp luật cạnh tranh là can thiệp và bảo đảm cạnh tranh tự do trên thị trường. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với quyền tự do cạnh tranh, theo đó doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, tự do kinh doanh hay tự do cạnh tranh, cũng đều có giới hạn. Đó là không được ảhh hưởng đến sự tự do của người khác, của các chủ thể khác tham gia thị trường, bao gồm các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng.
Tuy nhiên, do bản chất cạnh tranh là tự do và được thúc đẩy bởi mục tiêu lọi nhuận, các hoạt động cạnh tranh trên thị trường luôn thể hiện sự sáng tạo, đổi mới không ngừng. Do đó, việc đánh giá tính chính đắng trong mỗi hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp và đặt ra các giới hạn cho một khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh luôn gặp khó khăn cả về lí luận và thực tiễn. Khó khăn này tồn tại ttong suốt quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Mỗi vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đều đòi hỏi sự vận dụng không chỉ các quy định của văn bản pháp luật mà cả các tập quán thương mại, án lệ đã có sẵn, các học thuyết pháp lí cũng như hiểu biết chuyên môn của người áp dụng pháp luật nhằm xem xét một hành vi thị trường có thể bị coi là “không lành mạnh” hay không.
Theo Điều 10 bis Công ước Paris, có thể thấy tiêu chí đánh giá quan'trọng nhất về tính lành mạnh hoặc không lành mạnh của hành vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại ”. Đây rõ ràng là tiêu chí mở, ở mỗi quốc gia có thể có những khác biệt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và lịch sử của quốc gia đó. Trong mỗi ngành sản xuất, mỗi loại hình kinh doanh, mỗi thị trường sản phẩm, mỗi giai đoạn phát triển, cũng có thể có những thông lệ khác nhau có thể được coi là trung thực, thiện chí, do đó các nhà làm luật từ trước đến nay không thể quy định chi tiết các tiêu chí này mà chỉ đặt ra nguyên tắc để áp dụng cho từng vụ việc cụ thể. Thực tiễn lập pháp này thể hiện trong pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí đánh giá được gọi là “thông lệ thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thụy Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”, tại Italia là “tính chuyên nghiệp đúng đắn”, tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là “đạo đức kinh doanh”. Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật, các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường”/0
Để hỗ trợ cho việc vận dụng các nguyên tắc chung như trên vào thực tiễn, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thường đưa ra danh sách các hành vi thị trường cụ thể thông qua hoạt động thương mại và quá trình áp dụng pháp luật lâu dài luôn bị coi là “không lành mạnh”. Khoản 3 Điều 10 bis Công ước Paris đã đưa ra danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt bị cấm như sau:
Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kì phương tiện nào, với cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bẻ sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa doi công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hoá”.
Hàng loạt các hành vi khác như xâm phạm bí mật kinh doanh, cản trở trái phép hoạt động kinh doanh của người khác, chiếm đoạt thành quả đầu tư, quảng cáo so sánh... cũng được khuyến nghị xem xét dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!