1. Trường hợp được tạm giữ người theo thủ tục hành chính
*Tạm giữ người là gì? Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?
Tam giữ người là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị bắt trong trường hơp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để họ cách ly với xã hội trong một khoảng thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục vi phạm pháp luật, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với các hành vi vi phạm.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
* Đối tượng áp dụng
Theo Điều 16, Nghị định số 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 có quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
Một là, trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
Hai là, trong trường hợp chúng ta cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Ba là, trong trường hợp với tạm giữ với mục đích thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở vật chất, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bốn là, tạm giữ đối với những người có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Năm là, tạm giữ theo thủ tục hành chính để xác định tình trạng nghiện ma tuý đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý.
Như vậy, có thể thực hiện tam giữ người theo thủ tục hành chính với các đối tượng có hành vi thuộc các trường hợp trên, và có thể tạm giữ người theo thủ tục hành chính với mục đích của người có thẩm quyền thuộc các trường hợp trên.
* Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Tuy nhiên, đối với những trường hợp quy định trên, quyết định tạm giữ chỉ có hiệu lực khi được ra bởi những người có thẩm quyền, chỉ có những người có thẩm quyền mới có thể có quyền ra quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Nội dung này được quy định theo căn cứ pháp lý như sau:
- Theo Điều 17 Nghị định 142/2021/NĐ-CP
- Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)
Những người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định cụ thể trong các trường hợp như sau:
Đối với việc ra quyết định trong trường hơp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì những người có thẩm quyền quyết định tam giữ người theo thủ tục hành chính là:
- Chủ tịch UBND xã;
- Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
- Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tội ma tuý.
- Trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm:
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:
+ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
+ Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
+ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ;
+ Trưởng phòng Cảnh sát đường thuỷ;
+ Trưởng phòng Cảnh sát cơ động
+ Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ
+ Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trương;
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh;
+ Trưởng phòng An ninh kinh tế;
+ Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
- Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên
- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm vùng; Trạm trưởng Trạm kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
- Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
- Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiêm phòng chống ma tuý và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma tuý;
- Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hoả đã rời sân bay, bến cảng; nhà ga
- Thẩm phán chủ toạ phiên toà
Ngoài những trường hợp trên, thì Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã hay các cấp phó khác cũng có thể thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi các chủ thể có thẩm quyền vắng mặt, như trưởng công an phường, trưởng công an huyện,.. Việc giao quyền này phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung và thời giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trường và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Đối với quy định về thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, ta có căn cứ pháp lý như sau:
- Khoản 3, khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b, khoản 61, điều 1, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020.
- Khoản 2 và khoản 3 Điều 18, Nghị định số 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Từ căn cứ pháp lý trên, tổng kết lại ta có quy định về thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
- Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
- Trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc khu vực vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ đươc tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
- Đối với trường hợp tạm giữ người để xác định tình trạng nghiện ma tuý thì thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 5 ngày kể từ thời điểm băt đầu giữ người vi phạm.
- Trường hợp tạm giữ người trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng
- Thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính cần được ghi chép lại cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
3. Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Dựa theo điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, ta có quy định thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
- Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản
- Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ta quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
4. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 19 Nghị định 141/2021/NĐ-CP như sau:
Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tuc hành chính thuộc một trong năm trường hợp nêu trên và xét thất cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền phải ra ngay quyết định hành chính
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải ghi rõ các nội dung sau:
- Số quyết định
- Thông tin của người ra quyết định
- Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ;
- Thông tin của người bị giam giữ
- Thời hạn tạm giữ; nơi tạm giữ
- Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật
- Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!