1. Thông tư 19/2023/TT-BGTVT và những thay đổi quan trọng
Ngày 30/06/2023 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng không.
Theo đó thì Thông tư 19/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi 3 thông tư trong lĩnh vực vận tải hàng không, cụ thể như sau:
+ Thông tư 81/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đối với việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung;
+ Thông tư 14/2015/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
+ Thông tư 33/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam;
+ Thông tin 36/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
2. Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi về vận tải hàng không có những nội dung gì?
Căn cứ vào nội dung của Thông tư 19/2023/TT-BGTVT thì đã có một số sửa đổi về vận tải hàng không, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Quy định về nghĩa vụ của hãng hàng không đối với khách hàng
Theo đó, hành khách được bồi thường trong các trường hợp sau:
Đối với trường hợp chuyến bay bị hủy, chậm không phải do lỗi của hành khách:
+ Được cung cấp và cập nhật đầy đủ thông tin về việc delay hay hủy chuyến bay;
+ Được xin lỗi về việc delay, hủy chuyến bay;
+ Được bảo đảm về việc ăn, nghỉ, đi lại và các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi;
+ Được đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
Đối với trường hợp delay do lỗi của hãng hàng không:
Ngoài những quyền lợi nêu trên, hành khách còn được bồi thường trong các trường hợp sau:
+ Chậm từ 2 giờ trở lên: Được chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác. Được miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu có liên quan (nếu có);
+ Chậm từ 5 giờ trở lên: Nếu hành khách không yêu cầu hãng hàng không thực hiện nghĩa vụ mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, hãng hàng không sẽ hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách;
+ Chậm kéo dài: Ngoài những nghĩa vụ trên, khi hành khách có yêu cầu, hãng hàng không phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại của hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay.
Đối với trường hợp chuyến bay không khởi hành sớm hoặc không được thực hiện hoặc bị hủy nhưng hành khách không được thông báo
Hành khách được bồi thường theo trường hợp delay mà không phải do lỗi của hành khách và các nội dung sau:
+ Được bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến;
+ Được chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác, miến trừ điều kiện hạn chế về việc chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có). Trường hợp từ chối áp dụng thì được hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn.
+ Trường hợp từ chối áp dụng các nội dung trên, hãng hàng không có thể thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với hành khách.
Thứ hai, Việc hoàn vé khi chuyến bay bị chậm, hủy, khởi hành sớm,... được áp dụng như sau:
+ Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và chi phí hoàn vé (nếu có);
+ Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả;
+ Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách.
Thứ ba, Sửa đổi Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng thứ cấp.
Thứ tư, Cụm từ "cất cánh" được thay thế bằng cụm từ "khởi hành".
Thứ năm, Giải thích một số khái niệm về chuyến bay bị hủy, chuyến bay bị chậm, chuyến bay khởi hành sớm, bồi thường ứng trước không hoàn, hành khách bị từ chối vận chuyển, thời gian khởi hành thực tế, chuyến bay bị chậm kéo dài, người vận chuyện, xác nhận chỗ, lịch bay căn cứ.
Thứ sáu, Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo tài liệu chậm, hủy chuyến các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay (hàng ngày) trước 09 giờ 00 ngày thứ hai kế tiếp của báo cáo.
3. Khi nào chính thức áp dụng Thông tư 19/2023/TT-BGTVT?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành có nếu rõ rằng Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
Như vậy thì Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về vận tải hàng không sẽ được áp dụng từ ngày 01/9/2023.
4. Khái niệm về Kinh doanh vận tải hàng không và phân loại kinh doanh vận tải hàng không
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam có quy định vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển hành không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không trường hợp không hợp lệ.
Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện. Kinh doanh vận tải hàng không phải đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm được quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định 89/2019/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Hoạt động kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung, cụ thể:
+ Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lời.
+ Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lời bằng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
5. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP thì để thực hiện việc kinh doanh vận tải hàng không thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
Về vốn pháp định:
Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không như sau:
+ Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
+ Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
+ Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất
+ Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Về điều lệ vận chuyển:
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển của hãng phù hợp với quy định của pháp luật. Điều lệ vận chuyển phải bao gồm các nội dung sau: quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; giá vé; giá dịch vụ vận chuyển và điều kiện áp dụng; đặt giữ chỗ; lịch bay; quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp gián đoạn, chậm chuyển, khời hành sớm, hủy chuyến bay, từ chối và hạn chế chuyên chở; nghĩa vụ thực hiện hoàn trả tiền; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho khách hàng; vận chuyển hành khách đặc biệt.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 110 Luật Hàng không dân dựng Việt Năm năm 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) có quy định về việc doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh chuyển hàng không khi có đủ điều kiện sau:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề là vận chuyển hàng không;
+ Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
+ Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
+ Có phương án kinh doanh và chiến lước phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với như cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển của ngành hàng không;
+ Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.
Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua hotline: 1900.868644 hoặc email: [email protected].