Các văn bản pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm biển do rác thải nhựa

Rác thải nhựa trên biển dang gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do tác động con người gây nên. Vậy pháp luật Việt Nam đã có những văn bản nào để ngăn chặn và cải thiện tình trạng này:

1. Thực trạng ô nhiễm rác thải biển hiện nay

Ô nhiễm rác thải biển là môi trường trạng thái biển bị nhiễm độc thể sự hiện diện của các loại rác thải trong nước biển. Rác thải biển có thể bao gồm nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, kim loại, thuỷ tinh gỗ và các chất hoá học độc hại. Nguyên nhân chính của ô nhiễm rác thải biển bao gồm: xả thải từ đất liền, rác thải từ hoạt động công nghiệp và dân cư có thể xả vào các dòng sông, sau đó chúng có thể đưa ra biển.

Ô nhiễm biển là một vấn đề toàn cầu và đang xảy ra ở mức độ và quy mô đáng kể. Cách ô nhiễm biển đang hình thành phần lớn từ hoạt động sả rác bởi các sản phẩm nhựa, đặc biệt là các đồ dùng thử một lần như túi nhựa , chai nhựa, tạo ra một lượng nhựa thải lớn. Rác nhựa thường rơi vào biển thông qua các dòng sông, hệ thống thoát nước, hoặc trực tiếp từ hoạt động biển.

Mỗi năm Việt Nam, khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc phân loại , thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế, có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt còn lại chỉ có 10% là được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Theo như đánh giá các rác thải ra biển thường tập trung ở những nơi có vị trí gần các bến tàu, khu dân cư, nơi có hoạt động du lịch nhiều. Khi rác thải được thải ra biển, nơi các dễ bị ô nhiễm nguồn nước và các sinh vật biển khác. Nhiều loại rác hiện nay có tính chất khó phân huỷ nên cả khi thu gom mang lên bờ chôn, lấp, đốt cũng phải mất rất nhiều năm, hơn nữa có thể gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm vùng đất làm ảnh hưởng đến con người và các sinh vật sinh sống. 

Do đó mà luật pháp Việt Nam cần phải có những quy định và cải tiến chính sách phù hợp nâng cao chất lượng môi trường. Không chỉ luật pháp mà cần phải có sự chung tay của mỗi người thay đổi lối sống để có môi trường lành mạnh, tốt đẹp hơn.

2. Các quy định về phòng ngừa ô nhiễm do rác thải nhựa

Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, pháp luật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do rác thải. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43). Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Khoản 3 Điều 63).

Dựa trên tinh thần đó nhằm giảm thiếu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, tại Điều 73 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, đại dương. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Luật biển Việt Nam 2012 tại Khoản 3 Điều 35 cũng có quy định rằng tàu, thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.

Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định túi ni lông là đối tượng thuộc diện chịu thuế với mức thuế là 30.000-50.000 đồng/kg

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã quy định về tội ô nhiễm môi trường, không chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà còn quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sư cố môi trường (Điều 237); các hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239).

Ngoài các quy định trên Việt Nam đã cam kết cùng với nhiều quốc gia trên thế giới hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa. Cụ thể Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học và sản phẩm, hàng hoá chứa vi nhựa. Theo đó không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân huỷ sinh học từ 1/1/2026.

3. Một số chính sách liên quan đến ô nhiễm biển do rác thải nhựa

Hiện nay những quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển do rác thải chỉ mang tính quy định định khung, chưa có quy định kiểm soát tận gốc nguồn rác thải biển nên thường gặp vướng mắc. Một số văn bản mà thời gian qua đã ban hành:

Trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2013 của Hội nghị lần thức 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đưa ra các nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ  môi trường như thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất; thu hồi năng lượng từ rác thải; thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, ít rác thải...

Trên cơ sở của Nghị quyết trên thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021. Nội dung ghi rõ đến năm 2025 90% rác thải rắn từ sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý; 100% rác thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý và tiếp tục tăng cường quản lý rác thải rắn.

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban hành Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045 Việt Nam ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Chủ trương thực hiện là quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt ra yêu cầu đến 2025 thực hiệ Kế Hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương , đến năm 2030, thúc đẩy hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương 

Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 08 năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả cac hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu rác thải nhựa qua môi trường. Từng bộ phận đã được Chính phủ giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể như Bộ tài nguyên và mô trường sẽ thực hiện xây dựng , nghiên cứu hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hoá vi nhựa. Còn Bộ Công Thương tổ chức rà soát, công bố sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy, đổi mới sáng tạo nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nội dung hướng đến biện pháp giảm dần sản xuất và sử dụng các sản phẩm khó phân huỷ; các biện pháp thu gom và xử lý hợp lý; tăng cường trách nhiệm của cá nhà sản xuất, nhập khẩu về thu hồi, xử lý; tuyên truyền , vận động người dân không sử dụng , bao gói khó phân huỷ.

Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân huỷ trong sinh hoạt năm 2010 hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững để thực hiện mục tiêu năm 2025 thay thế từng bước việc giảm tiêu thụ túi ni lông khó phân huỷ 

Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm chất hữu cơ 

Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050 sử dụng 100% các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các siêu thị, trung tâm thương mại chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ni lông khó phân huỷ kể từ năm 2026.

Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 tháng 2019 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 để giải quyết các vấn đề rác thải nhựa đại dương , đảm bảo ngăn ngừa việc xả thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương và mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải biển và đại dương

Việc hạn chế rác thải nhựa cần có sự đồng lòng, chung tay của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, tầng lớp xã hội, bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất của mỗi người đến các chính sách.

Trên đây là nội dung về lĩnh vực môi trường cụ thể về các văn bản pháp luật về ô nhiễm biển từ rác thải nhựa. Nếu có thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.868644 hoặc gửi đến email [email protected]