Lao động là gì? Lao động có vai trò, đặc điểm và ý nghĩa gì?

Lao động là gì? Lao động có vai trò , đặc điểm và ý nghĩa là như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hòa Nhựt.

1. Lao động là gì?

Thông thương lao động được hiểu là tập hợp các hành động có chủ ý, mục đích của con người, sử dụng công cụ, phương tiện lao động để tạo ra của cải, vật chất, các tài sản khác nhằm phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

Lao động có thể được thể hiện bằng hình thức bằng tay chân hoặc lao động bằng trí óc. Những người làm các công việc lao động tay chân là những người sử dụng sức mạnh cơ bắp kết hợp cùng với công cụ, phương tiện lao động để hoàn thành công việc. Ngược lại, người làm công việc trí óc là người sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo cùng công cụ, phương tiện, máy móc để tạo ra của cải, sản phẩm, vật chất.

2. Đặc điểm của lao động

- Lao động chính à những hành động có ý thức, mục đích của con người để tác động làm ra của cải vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đên sự hưng thihj của mỗi quốc gia.

- Lao động chính là yếu tố quan trọng cùng ảnh hưởng tới các chi phí đầu tư khác cho sản xuất. Chẳng hạn như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết,..

- Lao động cũng chính là bộ phận được hưởng lợi ích từ việc sản xuất - kinh doanh tạo ra lợi nhuận, giá trị. Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống nâng cao.

- Nguồn lao động thường được đo bằng chính thực lực lượng hoặc nhóm lao động. Quy mô của lực lượng lao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người lao động, khả năng làm việc, chất lượng công việc đạt được.

- Lao động sẽ sử dụng thời gian để làm việc, tùy thuộc vào từng loại sẽ tiêu hao số thời gian khác nhau. Cụ thể có công việc làm 6 tiếng, 8 tiếng, 10 tiếng, 12 tiếng,.. Thời gian làm việc càng nhiều càng tạo ra nhiều giá trị kinh tế cho xã hội.

- Lao động có thể được phân loại nhiều cách khác nhau. Đầu tiên là tính theo trình độ kỹ năng; cơ bản nhất là lao động phổ thông không qua đào tạo. Mặc dù đó thường là lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân nông trại, nó cũng có thể là công việc phục vụ, chẳng hạn như nhân viên trông coi. Loại tiếp nữa kể đến là lao đông bán kỹ năng, có thể yêu cầu một số giáo dục hoặc đào tạo.

- Lao động cũng có thể được phân theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều nằng có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hàng thàng và thường xuyên nhận được.

- Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Quy mô của lực lượng lao động khôg chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng của họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.

3. Vai trò của hoạt động lao động

Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội. Một số vai trò chính của lao động có thể kể đến là:

- Có lao động mới có thể tạo ra của cải, vật chất, làm giàu cho xã hội: nếu không có lao động thì không thể có của cải và vật chất.

- Lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi sống con người: có lao động thì con người mới tạo ra nguồn thu nhập. Sự trao đổi về tiền bạc và sản phẩm, sức lao động của con người là sự trao đổi tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống và giúp con người làm giàu. Có thu nhập sẽ giúp con người ổn định cuốc sống, nhiều hơn nữa là giúo con người trở nên giàu có do có nhiều của cải.

- Lao động giúp xã hôi phát triển hơn: lao động tạo ra sản phẩm, của cải , làm giàu cho xã hội. Có lao động thì xã hội mới có nhiều của cải, vật chất và năng cao chất lượng, số lượng của cải trong xã hôi.

- Lao động giúp phân công xã hội, tổ chức xã hôi được rõ ràng, chuyên môn hóa: lao động là tiền đề để xã hội phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành nghề nhằm đạt năng lượng, hiệu quả, năng suất cao hơn.

- Lao động mang ý nghõa lịch sử xã hội: qua mỗi thời kỳ, giai đoạn, lao động mang đặc điểm, dấu vết riêng biệt, thể hiện rõ trình độ của xã hội tại thời kỳ đó.

4. Một số thuật ngữ pháp lý liên quan đến lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 sử dụng một số thuật ngữ liên quan đên lao động mà nhiều người có thể quan râm như sau:

Thuật ngữ Đặc điểm / định nghĩa Căn cứ pháp lý
Người lao động

Là những người dùng sức lao động của mình để làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, hợp đồng làm việc, được trả lương và chiu sự quản lý của người sử dụng lao động.

Không phải người nào cũng có thể là người lao động mà chỉ những người có đủ độ tuổi và đảm bảo đầy đủ các điều kiện khác theo quy định pháp luật, yêu cầu của người sử dụng lao động mới được tham gia lao động

khoản 1 điều 2 bộ luật lao động 2019
Người sử dụng lao độngLà chủ thể có nhu cầu và thực hiện thuê mướn người khác thực hiện công việc cho mình thông qua hợp đồng lao đông ( chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức)khoản 2 điều 2 bộ luật lao động 2019
Hợp đồng lao độngLà tập hợp những thỏa thuận của người lao động, người sử dụng lao động bằng các điều khoản cụ thể theo nhu cầu của các bên và quy định pháp luậtchương II bộ luật lao động 2019
Nội dung lao độngLà những nội dung, điều khoản nhằm thiết lập quy định, quy tắc làm việc tại cơ quan, tổ chức. Nội quy lao động gồm các nội dung được quy định tại điều 117 bộ luật lao động 2019 gồm thời gian làm việc. thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, trật tự tại nơi làm việc...chương VIII bộ luật lao động 2019
Kỷ luật lao độngLà nhứng quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hnahf trong nội quy lao động và do pháp luật quy địnhchương VIII bộ luật lao động 2019

5. Ý nghĩa của hoạt động lao động

- Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội.

- Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội.

- Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuốc sống của con người.

- Lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt năng suất, chất lượng hiệu quả nhất, chi tiêu hợp lý cùng như tiết kiệm. Từ việc lao đông mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra lao động còn là quá trinh sáng tạo không ngừng để tạo  ra những cái mới làm thay đổi , cải tiến xã hội.

- Lao động đóng góp vào lịch sử phát triển xã hôin loài người trong bao đời qua.

Vì vậy Các - Mác đã nói: " Bản đồ là tập định thức của lao động được thực hiện trong quá khứ. Đất nước làm ra vào mục đích sản xuất là công cụ lao động rất quan trọng của  người lao động ". Do đó chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của lao động trong kinh tế cũng như xã hội loài người.

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt liên quan đến nội dung Lao động là gì? Vai trò, đặc điểm cũng như ý nghĩa của hoạt động lao động là như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!