Mã số chuyển ABA (ABA TRANSIT NUMBER) là gì? Số giao dịch ABA là gì?

Mã số chuyển ABA là một thuật ngữ thường được dùng trong ngành ngân hàng. Vậy Mã số chuyển ABA có ý nghĩa gì ? và một số thuật ngữ khác tương đồng với khái niệm này sẽ được cung cấp để có thể giúp khách hàng phân biệt trong cách sử dụng. Cụ thể:

1. Mã số chuyển ABA (ABA TRANSIT NUMBER) là gì ?

Mã số chuyển ABA là mã số tạo thuận lợi cho việc thanh toán séc giữa các ngân hàng. Hệ thống đánh số ABA, được quản lý bởi Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, phân bổ một số định danh duy nhất cho mỗi định chế tài chính Mỹ. Số ABA được in như là tử số (phần ở trên) của một phân số nằm góc trên bên phải các tờ séc; mẫu số LÀ BIỂU HIỆU TUYẾN CHI PHIẾU (CHECK ROUTING SYMBOL) của ngân hàng, xác định Ngân hàng Dự trữ Liên bang trả lãi cho định chế tài chính đó.

2. Nhận dạng ký tự mực từ tính (MICR) là gì?

Nhận dạng ký tự mực từ tính (MAGNETIC INK CHARACTER RECOGNITION - MICR) là ký tự kỹ thuật số trên mép dưới của tấm chi phiếu chứa mã số chuyển ABA của ngân hàng phát hành (nhận dạng ngân hàng) và KÝ HIỆU TUYỂN CHI PHIẾU (thể hiện sẵn có khả năng nguồn vốn). Khi chi phiếu được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, thì số tiền đôla của chi phiếu được cộng vào dòng MICR có thể đọc bằng máy. Sự phát triển của MICR trong thập niên 1950 tạo thuận tiện lớn cho thanh toán chi phiếu, giúp các ngân hàng gần như tự động hóa việc xử lý hàng tỷ chi phiếu mỗi năm.

3. Giảm thuế (TAX ABATEMENT) là gì?

Giảm thuế là sự giảm thuế bất động sản tính trên giá trị (AD VALOREM) chấp thuận bởi một cơ quan thuế địa phương hoặc chính quyền đô thị bắt nguồn từ sự nới lỏng bởi cơ quan thuế, thảm họa thiên nhiên hoặc các lý do khác.

4. Ký hậu của ngân hàng là gì ?

Ký hậu của ngân hàng (BANK ENDORSEMENT) là việc ký hậu các chi phiếu để thanh toán và trình cho ngân hàng của người viết chi phiếu để thu tiền. Thông thường tất cả chi phiếu được xử lý bởi một ngân hàng, ngoại trừ những chi phiếu được viết bởi chính khách hàng (được gọi là CÔNG cụ CHI TRA TRONG NỘI Bộ), là các chi phiếu được nhóm lại trong BẢN THÔNG BÁO TIỀN MẶT (CASH LETTER), hay gồm các chi phiếu đã thanh toán với các ngân hàng khác thông qua HÃNG THANH TOÁN BÙ TRỪ địa phương được đóng dấu bằng Mã số cuyển ABA của ngân hàng. Điều này phân biệt ngân hàng với các định chế tài chính khác và có thể hiện những từ “chi trả cho các ngân hàng” và ngày thanh toán chi phiếu.

5. Số nhận dạng ngân hàng (BIN) là gì?

Số nhận dạng ngân hàng (BANK IDENTIFICATION NUMBER -BIN) là:

1. Mã số chuyển ABA

2. Mã số xác định các định chế phát hành thẻ ngân hàng liên kết với Visa International hay MasterCard International, số BIN là sáu chữ sô' đầu tiên của số TÀI KHOẢN. Các ngân hàng sử dụng bảng BIN trong các giao dịch theo tuyển với ngân hàng thích hợp, để xét duyệt tín dụng và thanh quyết toán.

6. Sổ sách danh mục lớn là gì?

Sổ sách danh mục lớn (BATCH HEADER RECORD) là:

1. Bảng định dạng 94 ký tự, địa chỉ ngân hàng để gửi các thanh toán của cơ quan THANH TOÁN BÙ TRỪ Tự ĐỘNG (A_CH); Điều này không giống như Mã số chuyển ABA, nếu các thanh toán thông thường được xử lý thông qua một ngân hàng trung gian.

2. Hồ sơ nhận dạng bất kỳ nhóm tài khoản nào được xử lý như một đơn vị.

7. Mã số chi phiếu (CHECK DIGIT) là gì?

Ký tự cuối cùng trong sổ chuyển/tuyến ngân hàng gồm chín chữ số (Mã số chuyển ABA cộng với Ký hiệu tuyến chi phiếu) được in trên chi phiếu. Số chi phiếu, xuất từ máy vi tính, được dùng để nhận dạng các số chuyển và tuyến của một ngân hàng trong việc xử lý chi phiếu. Một vài ngân hàng cũng sử dụng các chỉ số chi phiếu để xác minh tính chính xác của số TÀI KHOẢN.

8. Ký hiệu tuyến chi phiếu là gì?

Ký hiệu tuyến chi phiếu (CHECK ROUTING SYMBOL) là mẫu số (số bên dưới) của phân số xuất hiện ở góc trên bên phải các chi phiếu, được trả thông qua Hệ thống Dự trữ Liên bang, số CHUYỂN ABA là số bên trên. Ký hiệu tuyến là dãy gồm ba đến bốn chữ số xác định Khu vực Dự trữ Liên bang của ngân hàng người chi trả, cơ sở Dự trữ Liên bang qua đó chi phiếu được thu, và các quỹ được giao bởi FED. Các chi phiếu CÓ HIỆU Lực TỨC THÌ, được ghi bằng chữ số 0 cuối cùng trong ký hiệu tuyến, có thể trả cùng ngày xuất trình cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Chi phiếu CÓ KHẢ NĂNG TRÌ HOÃN (được xác định bởi các sô' từ 1 đến 9 ở chữ sô' cuối cùng) được trả bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang trong hai ngày làm việc. Ví dụ 50-226/213.

9. Nhận dạng (IDENTIFICATION) là gì?

Bất kỳ phương tiện nào nhằm xác nhận khách hàng của ngân hàng, ví dụ, người ký phát (người thực hiện) công cụ có thể chuyển nhượng, hoặc một người khởi xướng chuyển tiền bằng điện tử. Ngoài ra, bất kỳ ngành nghề nào được gán sô' xác định ngân hàng thanh toán (SỐ GIAO DỊCH ABA hoặc KÝ HIỆU TUYẾN CHI PHIẾU) hoặc chủ của các chứng khoán khả nhượng.

1. Chữ ký của khách hàng trên chi phiếu, là người ký phát hoặc người ký hậu. Ngân hàng có nghĩa vụ kiểm tra việc ký hậu các chi phiếu thanh toán, nhưng chỉ thực hiện trong trường hợp ngoại lệ.

2. Trong việc chuyển tiền bằng điện tử, là mật mã của ngân hàng gởi, gọi là KHÓA của người phát hành, được sử dụng thay chữ ký của nhân viên ngân hàng.

3. SỐ NHẬN DẠNG CÁ NHÂN (PIN) được gán cho một tài khoản ngân hàng.

4. Nhận dạng sinh trắc học, một phương tiện nhận dạng khách hàng bằng những đặc điểm thể chất độc nhất như giọng nói, dấu vân tay hoặc chữ viết tay. Triển vọng lớn nhất của những công nghệ mới này là chữ ký điện tử giúp xác nhận chữ viết tay.

5. Thông tin cá nhân được biết về chủ tài khoản như tên thời con gái của bà mẹ, được lưu vào THẺ CHỮ KÝ khi mở một tài khoản mới.

6. Số An Sinh Xã hội của một cá nhân hoặc số NHẬN DẠNG NGƯỜI NỌP thuế (Mã sô' thuế) liên bang của một tổ chức.

7. SỐ NHẬN DẠNG NGÂN HÀNG (BIN).

8. Ký tự máy có thể đọc như dòng NHẬN DIỆN KÝ Tự Mực TỪ TÍNH (MICR) tại mép dưới của chi phiếu.

9. SỐ CUSIP.

10. Một số thuật ngữ liên quan đến ABA thường được sử dụng:

- Hệ thống chuyển tiền số: NUMERICAL TRANSIT SYSTEM (Xem ABA TRANSIT NUMBER).

- Số Tuyến/Chuyển: ROUTING/TRANS1T NUMBER (Xem ABA TRANSIT NUMBER)

- Mã số chuyển (Xem ABA TRANSIT NUMBER)

- Hệ thông số toàn cầu: UNIVERSAL NUMERICAL SYSTEM (Xem ABA TRANSIT NUMBER)

- Hiệp hội Ngân hàng Mỹ (Hoa Kỳ): American Bankers Association (ABA).

11. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.

3. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

4. Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng áp dụng theo quy định tại khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này.

5. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:

a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;

b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;

c) Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;

d) Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.

6. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; chào bán cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá; chào bán chứng khoán ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng; chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp chào bán, phát hành khác.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline  1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!