Mẫu đơn đề nghị, đơn xin xét xử vắng mặt tại phiên Tòa năm 2024

Đơn đề nghị xét xử vắng mặt là quyền của người tham gia tố tụng khi họ không muốn tham gia xét xử tại phiên tòa, khi thực hiện quyền này thì họ phải viết đơn gửi đến tòa án đang giải quyết tranh chấp. Vậy cách viết đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì viết như thế nào? Điều kiện để xét xử vắng mặt là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây

Luật Hòa Nhựt cung cấp mẫu đơn đề nghị xét xử vắng mắt trong phiên tòa và giải thích các điều kiện để được xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

1. Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

........, ngày .... tháng ..... năm ......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ........................

Tôi là :....................., sinh năm ............

CMND/CCCD số ...... do Công an ....... cấp ngày .......

Hộ khẩu: ............................................... 

Chỗ ở hiện nay :.................................... 

Số điện thoại ......................................... 

Tôi là ........ trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là ............ bị đơn là ....... Vụ án đang được TAND ....... thụ lý, giải quyết

Tôi xin trình bày với Qúy tòa một việc như sau:

Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử cụ án ly hôn giữa tôi và ...... vào ngày ..... tháng ....... năm ... hiện nay do ........ ( sức khỏe không tốt/ công việc bận rộn/ lý do khác) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vào vụ án được.

Vì vậy, tôi làm đơn này để nghị được vắng mặt trong tất cả các buổi làm việc của tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của tòa án các cấp. Đề nghi Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:

............................................................................. 

.............................................................................. 

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Qúy tòa. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

( Ký và ghi rõ họ tên)

 

Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số hướng dẫn trong việc viết đơn xét xử vắng mặt như sau

- Nơi gửi đơn đó là tại tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn

- Thông tin của người làm đơn thì chúng ta cần ghi đầy đủ các thôn tin cá nhân như là họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ và số điện thoại

- Trình bày rõ lý do vắng mặt là gì, cần ghi rõ và cụ thể các lý do có thể là do sức khỏe không đảm bảo, do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, do thân nhân ốm trong trường hợp cấp cứu có xác nhận của cơ sở y tê....

Khi vắng mặt tại phiên tòa thì đương sự cần nộp cho tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp

- Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa.

- Cam kết, đưa ra lời cảm ơn và ký.

 

2. Các trường hợp vắng mặt tại phiên tòa

2.1. Bị đơn vắng mặt

căn cứ theo điểm b, c Khoản 2 điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì

- Bị đơn không có yêu cầu phản tố người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tòa án xét xử vắng mặt họ

- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và tòa án quyết định đình chỉ giải quyêt đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định pháp luật

Trong trường hợp đối với bị đơn thì nếu vắng mặt lần thì nhất thì tòa án phải  ra quyết định hoãn phiên tòa còn nếu tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ thực hiện xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp mà họ vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa sẽ đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và tòa án vẫn sẽ  tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn

2.2. Nguyên đơn vắng mặt

căn cứ tại điều 227 Bộ luật tố tựng dân sự 2015 có quy định như sau

-  Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu không có mặt thì tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa, trừ trường hợp mà nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Trong trường hợp hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa .

- Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thư hai mà đương sự hoặc người đại điện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; trong trường hợp họ vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể hoãn phiên tòa

Nếu nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối ới yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Và nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp là vụ án ly hôn thì không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay nên bắt buộc nguyên đơn phải trực tiếp tham gia tại phiên tòa xét xử, nếu  nguyên đơn bị triệu tập hợp lệ lần 2 thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án chỉ xem xét xét xử vắng mặt khi nguyên đơn chứng minh được vắng mặt vì sự kiên bất khả kháng hoặc lý do khách quan. Nếu không vì nguyên nhân đó mà nguyên đơn vắng mặt thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và cho rằng nguyên đơn đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện

Bên cạnh đó trong vụ án  ly hôn còn có các trường hợp mà ly hôn vắng mặt đó là các trường hợp như sau : 

- Trường hợp ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam 

- Trường hợp hai đó là ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú.

 

3. Điều kiện để tòa án chấp nhận xét xử vắng mặt.

Điều kiện để tòa án chấp nhận xét xử vắng mặt là một trong những vấn đề pháp lý mà rất nhiều người quan tâm mà muốn tìm hiểu

Căn cứ theo khoản 1 điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án chỉ xét xử vắng mặt trong các trường hợp sau:

- Tòa án sẽ xét xử vắng mặt khi nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đề nghị xét xử vắng mặt

-  Hoặc là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà những người này họ vẫn không có mặt tại phiên tòa xét xử mà không có lý do chính đáng hoặc vì lý do khách quan.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt. 

Như vậy, tòa án hoàn toàn có thể thực hiện xét xử vắng mặt nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. 

Trên đây là mẫu đơn xin xét xử vắng mặt tại phiên, và những kiến thức pháp lý về xét xử vắng mặt  như là trường hợp vắng mặt và điều kiện để tòa án ra quyết định xét xử vắng mặt là gì. Chúng tôi hi vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giải quyết vụ án, và có kiến thức pháp lý về xét xử vắng mặt tại phiên tòa, cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn. 

Mọi vướng mắc, Hãy gọi: 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.