Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024: Thủ tục kiện đòi nợ

Đơn khởi kiện là một trong những thành phần của hồ sơ khởi kiện. Luật sư tư vấn cách thức soạn thảo đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và Khởi kiện ra tòa án để thực hiện việc đòi nợ là một trong những giải pháp để thu hồi khoản nợ, khoản vay đến hạn nhưng bên vay không chịu trả hoặc không muốn trả. Luật Hòa Nhựt tư vấn và giải đáp một số vướng mắc liên quan đến thủ tục khởi kiện đòi nợ:

1. Mẫu đơn kiện đòi nợ mới nhất

Khi cần đòi nợ, quý vị cần làm đơn khởi kiện và gửi đến tòa án yêu cầu nơi đây giải quyết. Dưới đây là một mẫu đơn khởi kiện đòi nợ. Chúng tối xin giới thiệu một mẫu thông dụng nhất (viết kèm tình huống giả định) để quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900.868644 để được tư vấn, hỗ trợ

>> Luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện, gọi: 1900.868644

--------------------------

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

........., ngày ...... tháng ...... năm 20.....

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

(V/v : Đòi trả nợ )

Kính gửi TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. ........................

Nguyên đơn : CÔNG TY ABC

Giấy ĐKKD số :

Địa chỉ :

Điện thoại :

Đại diện : ông Từ Ngọc Đ., tổng giám đốc.

Nay làm đơn này khởi kiện :

Bị đơn : ông NGÔ KIỆN T.

Địa chỉ : xxx, Phan Đình Phùng, P.X, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Vì đã cố tình trì hoãn, không trả nợ cho chúng tôi số tiền ...000. 000 đồng.

Nội dung sự việc như sau :

Ông Ngô Kiện T. nguyên là một đại lý bán hàng của công ty ABC chúng tôi.

Từ tháng 12-2006, vì ông T. có nhiều vi phạm trong việc thanh toán tiền mua hàng, nên công ty ngưng hợp đồng đại lý với ông T. – trong khi ông vẫn còn nợ tiền công ty.

Ngày 1-12-2007, ông Ngô Kiện T. làm “Giấy cam kết trả nợ”. Nội dung xác nhận còn nợ ABC số tiền 97.000.000 đồng. Ông cam kết trả trong 10 lần, mỗi tháng trả 1 lần 10 triệu đồng.Thời hạn trả từ tháng 03-2008 đến tháng 11-2008 dứt nợ.

Dù đã cam kết như vậy, nhưng sau đó ông T. chỉ trả được một phần nhỏ là 9.000.000 đồng vào các ngày 29/11 /2008, ngày 30/12/2008 và 26/06/2009, mỗi lần 3.000.000 đồng.

Như vậy, tính tới nay ông Ngô Kiện T. vẫn còn nợ công ty chúng tôi 88.000.000 đồng.

Việc ông Ngô Kiện T. không trả nợ đã gây cho công ty chúng tôi nhiều khó khăn, thiệt hại. Do vậy, nay công ty có đơn này, kính đề nghị Quí tòa xem xét và giải quyết cho yêu cầu của chúng tôi như sau:

1. Buộc ông Ngô Kiện T. phải trả cho chúng tôi số tiền còn thiếu (nợ gốc) là 88.000.000 đồng ( Tám mươi tám triệu chín trăm lẻ bốn ngàn đồng).


2. Buộc ông Ngô Kiện T. phải trả thêm khoản lãi phát sinh từ tháng 12-2008 tới nay (9 tháng), theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước qui định, số tiền là 10.000.000 đồng ( Mười triệu đồng).


Cộng : .....000. 000 đồng ( ..... triệu đồng )

Kính mong Quí tòa xem xét, giải quyết. Xin chân thành cám ơn.

Đính kèm đơn kiện:

- Giấy Cam kết trả nợ ngày 1-12-2007 của ông Ngô Kiện T..
- Giấy ĐKKD của công ty ABC.

TM. Công ty ABC

(Giám đốc đã ký)

-----------------------------------------------

2. Phân tích và hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện

1. Khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã và đang bị xâm hại, mọi người đều có quyền nộp đơn khởi kiện đến tòa án, nhờ nơi đây giải quyết. trong trường hợp này là kiện đòi nợ.

2. Đơn kiện cần ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn (tức là bên khởi kiện) và tên, địa chỉ của bị đơn (tức là bên bị kiện). Trách nhiệm của phía nguyên đơn là phải xác định rõ bị đơn là ai, ở đâu ? … Nếu không rõ thì tòa sẽ không nhận đơn.

3. Phía nguyên đơn có thể chọn tòa án nơi mình cư trú hoặc nơi sự việc xảy ra hoặc nơi ở của bị đơn, nơi bị đơn có tài sản … để nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, thông thường và tốt nhất là chọn tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc có tài sản để khởi kiện. Vì khi đó sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn thi hành án sau này.

4. Sau phần “nguyên đơn – bị đơn” cần nhắc lại nội dung sự việc một cách chính xác, cụ thể ( theo kiểu nói có sách, mách có chứng) để tòa án dễ theo dõi và nắm bắt sự việc, từ đó xác định đơn kiện có căn cứ hay không. Không cần phải kể lể về những tình tiết quá nhỏ nhặt hoặc không liên quan.

5. Cuối đơn, cần nêu rõ yêu cầu của mình : kiện đòi cái gì ? trị giá bao nhiêu ? Càng cụ thể càng tốt. Nếu chỉ ghi chung chung là “ yêu cầu ông A trả nợ cho tôi” hoặc “ nhờ tòa giải quyết quyền lợi cho tôi” … tòa sẽ không biết đường nào mà lần. Thậm chí sẽ không thụ lý đơn kiện.

6. Một điểm cần lưu ý là ngoài việc đòi nợ gốc, phía nguyên đơn còn có quyền yêu cầu bị đơn phải trả thêm tiền lãi phát sinh hoặc các thiệt hại khác (nếu có) do việc không trả nợ của phía bị đơn gây ra.

7. Cuối cùng, cần đính kèm những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Chẳng hạn như đòi nợ thì phải có giấy xác nhận nợ ( như trong trường hợp này), đòi nhà thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà … nếu không có chứng cứ thì sẽ rất khó để … thắng kiện.

8. Về nguyên tắc, chứng cứ phải là tài liệu gốc, bản chính. Tài liệu hoặc giấy tờ ở dạng photocopy không có giá trị pháp lý. Do vậy, khi nộp đơn thì có thể nộp bản photo, nhưng sau này tòa sẽ yêu cầu nộp bản chính hoặc đưa bản chính ra để đối chiếu.

9. Sau khi nộp đơn, trong khoảng 1 tuần tòa sẽ xem, nếu thấy đơn kiện hợp lý thì sẽ yêu cầu phía nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí ( trị giá bằng khoảng 2,5% giá trị yêu cầu trong đơn kiện). Tức là đòi nợ 100 triệu thì phải đóng tạm ứng án phí 2,5 triệu đồng. Sau này nếu thắng kiện thì tòa sẽ tuyên trả lại số tiền này (bên bị đơn phải chịu), còn nếu thua kiện thì tiền án phí cũng mất luôn.

10. Nói chung, nếu yêu cầu khởi kiện rành mạch, chứng cứ rõ ràng thì khả năng thắng kiện gần như là chắc chắn.

 

3. Không trả được nợ khi vay tiền thì có bị phạt tù không?

Việc mất khả năng thanh toán có thể xảy ra trong các giao dịch vay nợ (nợ xấu). Luật sư của Công ty Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp quy định của pháp luật hiện nay về xử lý vấn đề trên để quý khách hàng tham khảo và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể:

 

Trả lời:

Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Như vậy, việc trả nợ sẽ tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên, việc xác định ai đúng ai sai bạn phải căn cứ vào hợp đồng, tin nhắn zalo.

 

Chào luật sư, cho tôi hỏi một chút ,tôi có cho một ng bạn vay tiền khi vay tôi có đánh máy một tờ giấy trong giấy gi hơi sơ xài ben vay gi họ tên số dt và số tiền vay ,ngày vay và ngày zả k gi số cmt .xong rùi ký tên và tôi có lấy zấu vân tay .khi đến ngày trả tiền nhưng bên vay k chịu trả mà cứ khất ,tui có gọi dt cho và gi đc một đoạn gi âm và vài tin nhắn liệu như thế đã đủ cơ sở để kiện đc chưa ạ ? Xin ls tư vấn giúp ,xim cám ơn!

=> Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".

Và Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp".

Theo đó, hợp đồng vay tài sản giữa bạn với người vay vẫn được pháp luật công nhận. Nếu bạn có nhu cầu khởi kiện thì cơ quan nhà nước vẫn sẽ xem xét và giải quyết.

 

4. Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ và vấn đề đòi nợ thuê?

Đòi nợ, đòi nợ thuê là một trong những hoạt động dịch vụ nhạy cảm nhưng khá phổ biến, không phải ai cũng biết phải làm thế nào để khởi kiện đòi nợ một cách hợp pháp ? Luật Hòa Nhựt giới thiệu vể thủ tục khởi kiện đỏi nợ và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động đòi nợ thuê:

 

Trả lời:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”. Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định “ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Do đó, trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày mà quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao) - các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về hợp đồng dân sự trong trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện - theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra việc thực hiện hợp đồng có quyền giải quyết tranh chấp của bạn. Như vậy bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện; ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định người có quyền khởi kiện:

"Điều 2. Quyền khởi kiện vụ án quy định tại Điều 161 của Bộ Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội; Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội :

Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS và cần phân biệt như sau:

1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng."

Vậy với một số trường hợp người khởi kiện có thể tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện thay mình.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Em trai tôi chỉ chở một con bé đi chơi cùng với nhóm bạn, nhưng vì con bé đó đã bỏ nhà đi 3 ngày với người yêu nó, 2 đứa cãi nhau mới lên xe em tôi chở. vì em tôi không biết con bé đó đã bỏ nhà đi nên đến tối thì chở về nhà nên gia đình đó ép buộc là em trai tôi đã chở con gái nhà họ đi nhà nghỉ và đã giao cấu (con bé đó mới 14 tuổi). Gia đình con bé đó còn thuê xã hội đen chuyên đòi nợ lên nhà tôi đập phá đồ đạc và dọạ dẫm gia đình tôi. Vậy gia đình tôi có thể đưa đơn kiện không ạ, và thủ tục như thế nào?

=> Em trai bạn có thể khởi kiện gia đình đó vì đã có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm em trai bạn và xâm phạm đến tài sản của gia đình bạn. Ngoài ra còn có hành vi đe dọa gia đình bạn. Bạn có thể làm hồ sư và gửi lên Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Sau khi Tòa án thụ lý bạn sẽ phải tạm ứng tiền án phí.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.

5. Thủ tục khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật?

Xin chào cty.E có câu hỏi muốn nhờ cty giúp.E có đứng ra mua cho một người bạn chiếc điện thoại iphone6.giá 15790000.bạn e trả trước 40% tức là hơn 6triệu.Và hợp đồng còn lại trả trong vòng 6tháng.mỗi tháng phải trả cả gốc lẫn lãi là 1867000.hiện tại bạn em đã trả 2tháng.Và bây giờ đến tháng thứ 3thì vẫn chưa trả.hạn chót là 25 mà bây giờ đã được nửa tháng oy.Cty gọi vs nhắn tin e phải khất vs lý do này nọ.

Vậy cho em hỏi nếu người của cty mà đến nhà e đòi nợ.Mà e nói không có tiền thì có bị truy tố pháp luật không ạ ? E xin cám ơn.Khi làm hợp đồng khai địa chỉ và giấy tờ của em là thật 100% ?

 

Trả lời:

Như vậy trong trường hợp này của bạn nếu không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có thể bạn sẽ bị công ty tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS và Vănbản hợp nhất bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

Trong trường hợp của bạn,thì bạn có thể nêu 1 lý do nào đó thuyết phục để được công ty bạn chấp nhận cho bạn 1 thời hạn để trả nợ, còn nếu không thì bạn có thể bị khởi kiện dân sự hoặc bị tố cáo theo quy định luật hình sự.

 

Thưa luật sư, Tôi có vấn đề này xin giải đáp dùm tôi, Ba tôi có vay Ngân hàng khoản nợ 20 triệu. Đã trả được 9 triệu. Hiện tại còn 11 triệu, nhưng do thời gian gần đây bị thất nghiệp không có tiền trả tiếp và bỏ nhà đi, lâu lâu mới liên lạc về. Tôi làm công nhân lương tháng 3tr 3 đồng chưa có gia đình nhưng phải nuôi thằng em trai đang học lớp 8. Tôi không biết gì việc ông đi vay Ngân hàng nhưng trong danh sách kê khai có ghi tên tôi. Hiện tại ngân hàng tiếp tục đòi nợ và khả năng tôi thì không trả nổi. Ngân hàng đòi thưa ra tòa, vậy tôi có ảnh hưởng gì không?

>> Vấn đề này nếu bạn không có tên trong hợp đồng vay tài sản thì như vậy bạn không phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng , còn nếu bạn có tên trong hợp đồng vay tài sản thì bạn phải có nghĩa vụ theo quy định tại BLDS

"Điều 283. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Trường hợp nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ thì bên có quyền có quyền khởi kiện ra tòa và tòa sẽ áp dụng cưỡng chế thi hành án nếu bị đơn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

 

6. Thủ tục khởi kiện tại tòa án đòi nợ làm thế nào?

Kính gửi luật sư, Em ở Hà Nội, Em có một câu hỏi như sau: Ngày 1/07/2012 vợ chồng người bạn đã vay vợ chồng em 100 triệu. Vợ chồng em đều là công chức nhà nước và đều là Đảng viên, còn vợ chồng bạn vay tiền vợ chồng em để kinh doanh nặng lãi.

Vợ chồng em đã lập hợp đồng vay tiền bằng đánh máy chữ trong đó nghi thời hạn cho vay là 06 tháng, lãi xuất theo thoả thuận và vợ chồng bạn đã tự nguyện đưa cho vợ chồng em giũ sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng họ để làm tin và cho vợ chồng hai bên ký. Trong hợp đồng thì nghi lãi xuất theo thoả thuận , và mỗi tháng chúng em thoả thuận là 3,5 % / 1 tháng. Nhưng nay đã hết hạn mà vợ chồng bạn không trả vợ chồng em số tiền trên. Theo luật sư vợ chồng em có thể khởi kiện được không và có thể đòi được số tiền trên không?

- Vợ chồng em cho vay như vậy có vi phạm pháp luật không?

- Vợ chồng người bạn có vi phạm pháp luật không và phải chụi hình thức như thế nào?

Em rất mong được luật sư giúp đỡ cho vợ chồng em hiểu them về pháp luật và lấy lại được số tiền trên.

Người gửi:Hoàng Nguyễn

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.868644

 

Trả lời:

Cơ sở pháp lý áp dụng trong trường hợp này: Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong trường hợp của bạn cần giải quyết một số vấn đề:

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ".

Thứ hai là việc liệu bạn có thể khởi kiện để đòi số tiền đã cho vay không? Thì câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể. Bởi bạn đã cho vay và hai bên đã lập hợp đồng cho vay trước đó. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý một vấn đề đó là, bạn có thể đòi được số tiền đó nhưng chắc chắn là không thể yêu cầu số tiền lãi như đã thỏa thuận vì việc thỏa thuận lãi như vậy là trái pháp luật. Do vậy, trường hợp của bạn có thể áp dụng theo hướng hợp đồng sẽ bị tuyên hủy do vô hiệu, và hệ quả phát sinh trực tiếp là hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Và bạn cũng có thể yêu cầu số tiền lãi nhưng mức lãi suất không được vượt quá con số như đã nêu trên.

Vấn đề thứ ba: Bạn của bạn có vi phạm pháp luật không? Trong trường hợp này còn thiếu rất nhiều yếu tố để xác định việc bạn của bạn cho người khác vay có phải là cho vay nặng lãi hay không. Bởi bạn không nói rõ mức lãi suất cũng như những tình tiết khác để xác định được tội danh. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo quy định tại Bộ luật Hình sự về cho vay nặng lãi phải là hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần trở lên so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định và phải có tính chất chuyên bóc lột. Bạn có thể dựa vào quy định này để tìm hiểu thêm.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!