Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai năm 2024 viết như thế nào?

Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất được sử dụng khi bạn không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất đấy nhưng phát hiện ra trường hợp có hành vi vi phạm. Việc tố cáo là cá nhân theo thủ tục quy định của luật báo cho cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây nên hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hiện nay xảy ra rất nhiều trường hợp lấn chiếm đất để sử dụng riêng cho cá nhân, tổ chức. Công nhận quyền sử dụng đất là Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất, Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với mảnh đất xác định. Đồng thời người dân sẽ phải đóng thuế hàng năm cho nhà nước tùy thuộc vào diện tích mà người dân sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp lợi dụng quyền sử dụng đất mà người dân hay chính quyền ngang nhiên xâm chiếm đất của người khác. Khi hành vi lấn chiếm đất xảy ra thì cá nhân, tổ chức bị lấn chiếm đất có quyền tố cáo những hành vi vi phạm liên quan đến vấn đề quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất chủ thể sử dụng. Để hiểu rõ và cách làm đơn tố cáo lấn chiếm đất đai công ty Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới quý khách hàng một số lưu ý khi làm đơn tố cáo về hành vi lấn chiếm đất đai.

 

1. Lấn chiếm đất đai là gì?

- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất dể mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

- Hành vi chiếm đất thông thường sẽ là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng đất.

- Một số trường hợp được coi là chiếm đất:

+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng( trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuâts nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Như vậy, lấn chiếm đất là cá nhân, tổ chức sử dụng phần đất chuyển sang, lấn chiếm lấn chiếm sang mốc giới hạn hoặc ranh giới ban đầu của mảnh đất đã được quy định để mở rộng thêm diện tích phần đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng y cho phép của chủ sở hữu mảnh đất đã bị lấn chiếm.

 

2. Nội dung đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

- Đơn tố cáo đất đai là giấy tờ pháp lý được chủ thể dùng để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phần đất của mình đã bị lấn chiếm một cách bất hợp pháp mà không thể giải quyết được với bên kia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo đảm tài sản mà mình đang có. Việc đó nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, minh bạch và nhanh gọn giữa các bên trong việc sử dụng đất và đòi lại phần đất bị lấn chiếm.

Một đơn tố cáo về việc lấn chiếm đất bao gồm những nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày/ tháng/ năm
  • Tên đơn kiện lấn chiếm đất
  • Kính gửi: Nơi cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo lấn chiếm đất
  • Thông tin của bên đưa đơn tố cáo tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ, CCCD hoặc CMTND
  • Thông tin của bên bị tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức bị tố cáo
  • Nội dung của đơn tố cáo: Lý do nộp đơn tố cáo, trình bày về hành vi lấn chiếm đất, việc lấn chiếm đất được thực hiện vào thời điểm nào, diện tích đất lấn chiếm là bao nhiêu, mảnh đất đó được đứng tên ai, việc tố cáo này được thực hiện lần nào chưa, hậu quả của việc lấn chiếm đất như nào...
  • Yêu cầu của chủ thể nộp đơn tố cáo: mong muốn của chủ thể bị lấn chiếm đất mong cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, xác thực, công bằng; giải quyết để đòi lại mảnh đất bị lấn chiếm; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về quyền sử dụng mảnh đất đó. 
  • Cam kết của người làm đơn tố cáo việc lấn chiếm đất.
  • Chữ ký( ghi rõ họ và tên ) của người làm đơn tố cáo.

 

3. Hồ sơ đi kèm theo đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

-Để giúp cho việc xác nhận việc chứng minh khi nộp mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai, khách hàng nên có một số giáy tờ kèm theo như:

Sổ hộ khẩu người tố cáo( bản sao)

CMND/CCCD của người tố cáo( bản sao)

Các bằng chứng về đối tượng, tổ chức thực hiện hành vi lấn chiếm đất( video, giấy tờ, hình ảnh, đoạn chat kèm theo, người làm chứng,...)

Văn bản thể hiện tình trạng của tài sản( mảnh đất) bị ảnh hưởng : giá trị mảnh đất, diện tích bị thu hẹp,...

Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình xung quanh, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng( UBND xã/ phường...) xác thực về tổn thất và ảnh hưởng của phần đất bị lấn chiếm.

 

4. Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Quý khách hàng có thể tải mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai, chiếm đoạt đất đai ở dưới đây để sử dụng hoặc soạn thảo trực tuyến mẫu đơn này, in ra để sử dụng trực tiếp.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

......., ngày ... tháng ... năm ...


ĐƠN TỐ CÁO CHIẾM ĐOẠT RUỘNG ĐẤT

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường/ xã ........ quận/ huyện ...... (hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)

Tôi tên là: ...................................................

Thẻ căn cước/CMND/số: .......................  Cấp ngày: ..... / .....  /......  Cấp bởi: ............. 

Hộ khẩu thường trú: ........................................................................................................ 

Tôi làm đơn này để tố cáo ..................................................(Ông bà/ Cơ quan/ Tổ chức)

Địa chỉ: ..................................................

Nội dung vụ việc như sau:( Ví dụ) ..................................................

Tôi có một mảnh đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .................... 

Trước mặt nhà tôi một mảnh đất thuộc đường mòn được người dân  và mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vậy, mảnh đất đó là đất công thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên có một số hộ dân gần đó đã dựng rào chắn trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Hàng rào đó đã chặn lối đi lại và gây khó khăn cho việc đi lại của gia đình tôi ..................................................

Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, xác minh và giải quyết vấn đề này

Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

Kính mong cơ quan xem xét và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tôi.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm theo:

- Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất...

Người tố cáo

(ghi rõ họ và tên)

 

5. Hướng dẫn xử lý trường hợp lấn chiếm đất đai?

Hỏi: Kính chào luật sư Hòa Nhựt. Tôi mới mua 3 sào (khoảng hơn 1000m2) đất nông nghiệp trồng ngô, nay tôi muốn chuyển đổi thành đất trang trại nuôi bò, tôi muốn xây dựng 1 gian nhà cấp 4 diện tích khoảng 15m2 để sinh hoạt và trông nom, còn lại là chuồng bò và trồng cỏ nhưng tôi không xin phép ủy ban nhân dân xã thì tôi có phạm luật lấn chiếm đất đai không? 

Kính mong luật sư trả lời giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn Luật Hòa Nhựt rất nhiều.

Trả lời:

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

"1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai."

Như vậy, theo quy định trên thì bạn cần xem xét lại nguồn gốc của diện tích đất bạn mua có được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng hay không. Nếu được cho phép sử dụng thì nếu diện tích đất đã hết hạn sử dụng hoặc không được sử dụng mà bạn không trả lại đất thì đó là hành vi chiếm đất. Còn nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì với phần diện tích mà bạn xây dựng nhà cấp 4 diện tích 15m2 trên đất đó thì bạn cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:

"d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;"

Bạn là người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

- Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân của người sử dụng đất;

- Sổ hộ khẩu của người sử dụng đất.

Còn với phần diện tích đất bạn xây chuồng bò và trồng cỏ thì bạn thực hiện cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động:

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”

Trong trường hợp này, bạn không phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng bạn phải thông báo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.  

Bài viết trên công ty Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc mẫu đơn tố cáo về vấn đề lấn chiếm đât đai và một số lưu ý kèm theo. Trong bài viết có vấn đề nào chưa rõ hoặc không hiểu khách hàng có thể liên hệ qua số điện thoại 1900.868644 để được tư vấn. Xin trân thành cảm ơn!