Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì?

Việc bỏ phiếu trong bầu cử cũng như trong các cuộc họp cần thông qua biểu quyết giúp mang lại tính khách quan. Vậy "Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì?" Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây của Luật Hòa Nhựt để biết thêm chi tiết.

Trong các cuộc biểu quyết, thường sẽ cần 3 phương án để lựa chọn: phiếu thuận (phiếu đồng ý), phiếu chống (phiếu phản đối) và phiếu trắng.

Người bỏ phiếu thuận được coi là đồng tình, chấp thuận với quan điểm của người mở biểu quyết. Người bỏ phiếu chống tức là bày tỏ sự phản đối, không đồng ý với các đề xuất được đưa ra. Còn phiếu trắng được hiểu là không đánh dấu, không viết bất kì cái gì vào tờ phiếu bầu, không  đánh dấu tích vào cả mục "đồng ý" và mục "không đồng ý".

1. Phiếu trắng là gì?

Tại Khoản 7 điều 12 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018, cụ thể như sau:

“7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:

a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.

b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.

c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.”

Như vậy, phiếu trắng được hiểu là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách cử tri. Bỏ phiếu trắng có nghĩa là “không phản đối cũng không ủng hộ”, nhưng nó được xác định là biểu quyết bất đồng.

Cũng theo quy định trên thì phiếu trắng vẫn có hiệu lực pháp luật, có giá trị.

Theo quy định hiện hành thì khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm trong cơ quan thuế, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:

- Công chức, viên chức tập sự

- Người lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.

Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).

1.1. Phiếu trắng có được coi là hợp lệ không?

Theo quy định như đã trích dẫn ở phần trên, phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện như sau:

+ Do Ban Kiểm phiếu phát ra;

+ Có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt;

+ Được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.

Căn cứ vào các quy định được trích dẫn, các điều kiện về phiếu hợp lệ thì trường hợp phiếu thu về là phiếu trắng vẫn xác định là phiếu hợp lệ. Tuy nhiên phiếu trắng thường được hiểu là phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý. Đồng nghĩa với việc người bỏ phiếu không đồng ý với một, nhiều hoặc tất cả những người, hoặc vấn đề trong danh sách lấy phiếu biểu quyết.

1.2. Hiệu lực của phiếu trắng trong biểu quyết

- Tính hiệu lực của phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu dạng chọn lấy một trong hai giải pháp trái ngược: thuận/chống. Ví dụ về các biểu quyết dạng này:

+ "Ủng hộ/phản đối" - Biểu quyết chọn bảo quản viên

+ "Xóa/giữ" - Biểu quyết xóa bài 

+ "Phục hồi/không phục hồi" - Biểu quyết phục hồi bài 

+ "Có / Không" - phán quyết xem có thuộc diện tài khoản con rối hay không (tưởng tượng)...

- Tình trạng sử dụng hiện nay của phiếu trắng: Phiếu trắng tính vào tổng số phiếu theo tỷ lệ chống/tổng hoặc thuận/tổng khi dùng làm điều kiện kết thúc biểu quyết

- Kết quả là phiếu trắng tuy có ý nghĩa "không phản đối cũng chẳng ủng hộ", nhưng lại có hiệu lực của một phiếu không đồng ý. Cụ thể, theo thống nhất như dưới:

+ Khi bỏ phiếu bầu bảo quản viên, điều kiện trúng cử tính theo tỷ lệ "thuận/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "phản đối".

+ Khi bỏ phiếu xóa bài vì chất lượng/tiêu chuẩn, kết quả tính theo tỷ lệ "xóa/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "giữ".

Ví dụ: 1 biểu quyết xóa bài có 5 phiếu: 2 phiếu xóa và 3 phiếu trắng sẽ đủ điều kiện kết thúc và cho kết quả là "giữ" do số phiếu xóa không đủ quá bán.

- Hậu quả: Chính vì không đánh dấu vào cả 2 ô "đồng ý" và "không đồng ý" neenhifnh thành suy nghĩ: người không có ý chống nhưng lại vô tình góp sức chống, còn người muốn chống nhưng không muốn chống ra mặt. Điều này, có thể dùng phiếu trắng để đạt hiệu quả y hệt phiếu chống.

Có thể nói, phiếu trắng đang có hiệu lực giống hệt một phiếu chống, chỉ khác 1 đặc điểm riêng biệt, điều này hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa "trắng" của nó. Tình trạng này phải được chấm dứt.

2. Bỏ phiếu chống là gì?

Phiếu chống được hiểu là lá phiếu thể hiện ý kiến không đồng ý người nào đó được chọn trong danh sách phiếu bầu. Trong tờ phiếu biểu quyết đó, việc bỏ phiếu chống đồng nghĩa với việc tích vào Ô "không đồng ý".

3. Phiếu trống và phiếu trắng khác nhau như thế nào?

Dựa theo những phân tích trên có thể thấy phiếu trắng và phiếu chống có điểm khác biệt:

- Phiếu trắng là không tích vào, không đánh dấu vào cả hai ô "đồng ý" và "không đồng ý".

- Phiếu chống thì tích vào ô "không đồng ý".

Tóm lại, trong một cuộc biểu quyết có 3 phiếu bầu: phiếu chấp thuận, phiếu phản đối (phiếu chống), phiếu trắng cho thấy được sự tôn trọng việc trưng cầu ý dân. Nhân dân có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình, lựa chọn những người lãnh đạo mà họ cho là có thể "cầm cân nảy mực", lãnh đạo tốt. Thái độ bỏ phiếu trắng và phiếu chống được cho là cần thiết bởi nó nói lên sự phản kháng, tự quyết của chính mình bằng lá phiếu trắng, phiếu chống. Nó nói lên một điều là bộ máy cầm quyền không được phép độc tài. Cho nên lá phiếu trắng, phiếu chống của người dân tại một nước là lá phiếu trắng có trách nhiệm.

Ở Việt Nam, đây là một đất nước của dân, do dân, vì dân, các cơ quan nhà nước là những bộ phận do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân thực hiện những quyền lực của mình dưới sự giám sát của nhân dân. 3 phiếu bầu này thể hiện được tính dân chủ. Tuy nhiên đối với phiếu trắng và phiếu chống đều có hiệu lực là một lá phiếu không đồng thuận nhưng bản chất thì đây là hai trái phiếu hoàn toàn khác nhau, vì thế Pháp Luật Việt Nam cần có những quy định rõ ràng hơn để tránh nhầm lẫn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích của Luật Hòa Nhựt gửi đến bạn về Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì?. Hy vọng rằng bài viết này cung cấp kiến thức cho bạn, giúp bạn hiểu hơn về các lá phiếu và đưa ra những ý kiến, lựa chọn phù hợp trong quá trình bỏ phiếu. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với tổng đài hỗ trợ: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected]. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp rất nhiều các lĩnh vực tư vấn pháp luật khác để bạn tham khảo. Trân thành cảm ơn bạn!