Tổng hợp các mức phí bảo vệ môi trường

Dưới đây là tổng hợp các mức phí bảo vệ môi trường mà công ty Luật Hòa Nhựt gửi bạn đọc tham khảo

1. Phí bảo vệ môi trường là gì?

Phí bảo vệ môi trường là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây là khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

2. Quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP.

2.1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt:

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Đối với nước thải công nghiệp:

 Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải theo Biểu sau (không áp dụng mức phí biến đổi):

Số TT

Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)

Mức phí (đồng/năm)

1Từ 10 đến dưới 204.000.000
2Từ 5 đến dưới 103.000.000
3Dưới 5

2.500.000

 Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên tính phí theo công thức sau: F = f + C. Trong đó:

+ F là số phí phải nộp.

+ f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4

+ C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

TTThông số ô nhiễm tính phíMức phí (đồng/kg)
1Nhu cầu ô xy hóa học (COD)2.000
2Chất rắn lơ lửng (TSS)2.400
3Thủy ngân (Hg)20.000.000
4Chì (Pb)1.000.000
5Arsenic (As)2.000.000
6Cadimium (Cd)2.000.000

2.2. Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt:

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng)=Số lượng nước sạch sử dụng (m3xGiá bán nước sạch (đồng/m3)xMức thu phí

Trong đó:

+ Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Nếu tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

+ Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

+ Mức thu phí: 10% trên giá bán của 1mnước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

 Đối với nước thải công nghiệp:

 Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP. Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.

Trong đó:

+ Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

+ f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP.

+ Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý.

Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng)=Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3)xHàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)x0,001xMức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ: Căn cứ xác định hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau: (i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng; (ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng; (iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Trường hợp có 2 nguồn dữ liệu (i) và (ii) hoặc (i) và (iii) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i). Trường hợp có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

 Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật: Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24 giờ, trong đó: hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo. Trường hợp thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi của cơ sở là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

3. Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định tại Nghị định số 27/2023/NĐ-CP.

Số TTLoại khoáng sản

Đơn vị tính

(tấn/m3 khoáng sản nguyên khai)

Mức thu (Đồng)
IQuặng khoáng sản kim loại
1Quặng sắtTấn40.000 - 60.000
2Quặng măng-gan (mangan)Tấn30.000 - 50.000
3Quặng ti-tan (titan)Tấn10.000 - 70.000
4Quặng vàngTấn180.000 - 270.000
5Quặng đất hiếmTấn40.000 - 60.000
6Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếcTấn180.000 - 270.000
7Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon)Tấn30.000 -50.000
8Quặng chì, quặng kẽmTấn 180.000 - 270.000
9Quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxit)Tấn10.000 - 30.000
10Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)Tấn35.000 - 60.000
11Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molypden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)Tấn 180.000 - 270.000
12 Quặng crô-mít (cromit)Tấn10.000 - 60.000
13Quặng khoáng sản kim loại khácTấn20.000 - 30.000
IIKhoáng sản không kim loại
1Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trìnhm31.000 - 2.000
2Đá, sỏi  
2.1Sỏim36.000 - 9.000
2.2Đá  
2.2.1Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)m360.000 - 90.000
2.2.2Đá làm vật liệu xây dựng thông thườngm31.500 - 7.500
3Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)m31.500 - 6.750
4Đá làm fluoritm31.500 - 4.500
5Đá hoa trắng (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)  
5.1Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệm350.000 - 70.000
5.2Đá hoa trắng làm bột carbonatm31.500 - 7.500
6Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)m350.000 - 70.000
7Cát vàngm34.500 - 7.500
8Cát trắngm37.500 - 10.500
9 Các loại cát khácm33.000 - 6.000
10Đất sét, đất làm gạch, ngóim32.250 - 3.000
11Sét chịu lửaTấn20.000 - 30.000
12Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)m330.000 - 45.000
13Cao lanhTấn4.200 - 5.800
14Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuậtTấn20.000 - 30.000
15Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (photsphorit)Tấn20.000 - 30.000
16A-pa-tít (apatit)Tấn3.000 - 5.000
17Séc-păng-tin (secpentin)Tấn3.000 - 5.000
18

Than gồm

- Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

- Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

- Than nâu, than mỡ

- Than khác

Tấn6.000 - 10.000
19Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)Tấn50.000 - 70.000
E-mô-rốt (emarald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen
A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz)
Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)
20Cuội, sạnm36.000 - 9.000
21Đất làm thạch caom32.000 - 3.000
22Các loại đất khácm31.000 - 2.000
23Talc, diatomitTấn20.000 - 30.000
24Graphit, serecitTấn3.000 - 5.000
25Phen - sờ - phát (felspat)Tấn

3.300 - 4.600

26Nước khoáng thiên nhiênm32.000 -3.000
27Các khoáng sản không kim loại khácTấn20.000 - 30.000

4. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng, thể tích chất thải đã được phân loại.

5. Phí vệ sinh môi trường

 Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Do vậy, mức thu phí có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Tổng hợp các mức phí bảo vệ môi trường. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: [email protected] để được tư vấn cụ thể. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết trên.