1. Địa chỉ liên lạc là gì?
Theo quy định tại khoản 13, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 thì địa chỉ liên lạc là địa chỉ đăng ký trụ sở chính thức đối với tổ chức; địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đã đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.
2. Địa chỉ thường trú là gì?
Thường trú là một thuật ngữ chỉ hoạt động cư trú hợp pháp của một cá nhân tại một địa chỉ chính thức, thuộc phạm vi lãnh thổ, quốc gia nào đó. Hình thức thường trú này cần được công nhận và bảo vệ theo Pháp luật hiện hành của quốc gia đó. Thường trú có thể được ghi nhận dù công dân cư trú tại địa điểm đó trong khoảng thời gian không xác định.
Theo Luật Cư trú sửa đổi 2013 và Nghị định 31/2014/NĐ - CP thì: địa chỉ thường trú là nơi công dân đã đăng ký với Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tại địa phương nơi họ đang thường trú. Địa chỉ thường trú có thể không bắt buộc phải là nơi bạn sinh sống, tuy nhiên nếu không phải nơi bạn sinh sống thì phải là nơi bạn chính thức làm việc hoặc có đăng ký kinh doanh.
3. Phân biệt địa chỉ liên lạc với địa điểm thường trú
3.1. Khái niệm và bản chất
Từ khái niệm ở các mục trên, chúng ta thấy được sự khác nhau giữa địa chỉ liên lạc và địa chỉ thường trú, có thể thấy khái niệm địa chỉ thường trú nằm trong địa chỉ liên lạc.
Tuy nhiên, về bản chất của thường trú và địa chỉ liên lạc đều có thể hiểu là nơi sinh sống của công dân. Tuy nhiên việc xác định nơi thường trú và nơi tạm trú là khác nhau. Cụ thể:
- Đối với địa chỉ thường trú là nơi công dân thường xuyên sinh sống, ổn định và đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, thông thường là địa chỉ nơi đăng ký sổ hộ khẩu.
- Đối với địa chỉ liên lạc thì là chung về phần thông tin chung như tên, địa chỉ, ... dùng cho phương thức liên lạc
3.2. Vị trí
- Thông tin liên lạc, địa chỉ liên lạc thường được ghi trong hợp đồng, văn bản, hồ sơ, .... yêu cầu thông tin của người đó để phục vụ cho công tác liên lạc
- Thông tin địa chỉ thường trú được ghi nhận trong các loại giấy tờ được Cơ quan có thẩm quyền cấp
3.3. Thủ tục hành chính
- Đối với địa chỉ thường trú thì người dân phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cư trú để đăng ký thường trú, người đó sẽ được nhận sổ hộ khẩu hoặc được ghi tên vào sổ hộ khẩu.
- Địa chỉ liên lạc bao gồm các thông tin đã được ghi nhận trong các giấy tờ pháp lý như tên, địa chỉ trong giấy khai sinh, căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu.
4. Thủ tục đăng kí thường trú
4.1. Điều kiện
Điều kiện để công dân đăng ký thường trú được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú năm 2020. Cụ thể bao gồm hai trường hợp: đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình và đăng ký thường trú vào chỗ ở không thuộc sở hữu của mình thì phải có được sự đồng ý của chủ sở hữu và chủ hộ của chỗ ở hợp pháp đó.
Khi đăng ký thường trú tại chỗ không phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thì cần phải thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 như sau:
- Đăng kí thường trú vào nhà người thân: trường hợp này áp dụng với những người có mối quan hệ:
+ Vợ/ chồng về ở với chồng/ vợ; con/ cha mẹ về ở với cha mẹ/ con
+ Người cao tuổi về ở với anh/ chị/ em/ cháu ruột; người bị tâm thần/ không có khả năng lao động/ khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng về ở với ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, bác chú cậu cô dì cháu ruột, người giám hộ.
- Đăng ký thường trú vào chỗ ở nhờ, thuê, mượn: được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý và nếu đăng ký cùng gia đình thì được chủ hộ đồng ý; đảm bảo diện tích tối thiểu của nhà ở không thấp hơn 8m2 sàn/ người...
4.2. Hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Cư trú. Trong đó, tuỳ vào trường hợp đăng ký thường trú mà hồ sơ cần nộp lại được yêu cầu khác nhau. Có thể kể tới một số trường hợp như sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Nếu không phải đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của mình thì cần có sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở đó trừ trường hợp đã có đồng ý bằng văn bản.
- Giấy tờ chứng minh sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc giấy tờ chứng minh các trường hợp được nhập khẩu không thuộc chỗ ở hợp pháp của mình: hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên trong hộ ...
Với từng trường hợp, hồ sơ, giấy tờ cần nộp sẽ yêu cầu khác nhau. Và người dân khi có nhu cầu đăng ký thường trú thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú online qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc cổng dịch vụ công quốc gia về cư trú.
4.3. Nơi thực hiện
Cơ quan giải quyết việc đăng ký thường trú quy định tại khoản 1 điều 22 Luật Cư trú năm 2020 là các cơ quan bao gồm công an cấp xã, công an cấp huyện (nếu như địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã).
4.4. Thời gian thực hiện
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký cư trú là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Từ khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các thủ tục: kiểm tra, cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ (nếu không đủ hồ sơ thì hướng dẫn người dân bổ sung); thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu cư trú, thông báo về việc đã cập nhật này. Khi từ chối không đăng ký thường trú, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản trong đó nên rõ lý do từ chối là gì.
5. Tầm quan trọng của địa chỉ liên lạc
Địa chỉ liên lạc là phần thông tin quan trọng bắt buộc phải có trong nội dung của các văn bản quan trọng khi các loại hợp đồng, đơn xin việc... Địa chỉ liên lạc chính là cách thức mà đối phương có thể sử dụng để liên lạc trao đổi thông tin khi cần thiết.
Ví dụ, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mà chủ thể nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ phải có phần thông tin liên quan đến địa chỉ liên lạc của công ty như địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại, số fax, email... Đây là phần thông tin mà cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ liên hệ với công ty để thông báo về việc hồ sơ đăng ký hợp lệ hay không hợp lệ và thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung đăng kí doanh nghiệp.
6. Cách ghi địa chỉ liên lạc chính xác
- Đối với địa chỉ liên lạc là địa chỉ thường trú, tạm trú hoặc địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức thì phải được ghi nhận rõ ràng, đầy đủ và cụ thể bao gồm các thông tin như số nhà, ngõ, tên đường, quận/ huyện, thị xã, tên thành phố, tỉnh
- Địa chỉ liên lạc chứa đựng những nội dung như họ tên, địa chỉ, phương thức liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức... Có thể cung cấp thêm cả địa chỉ thường trú, tạm trú, trụ sở hoặc địa chỉ email, fax...
7. Các phương thức liên lạc được sử dụng phổ biến hiện nay
Có nhiều phương thức liên lạc khác nhau, điều này giúp cho việc kết nối với mọi người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. CÓ một số phương thức liên lạc hiện nay như: số điện thoại của cá nhân/ cơ quan, tổ chức; địa chỉ email; số fax; địa chỉ liên hệ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo; địa chỉ website riêng...
Hy vọng bài viết trên của Luật Hòa Nhựt đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!