Hình phạt tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan tới tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, đó là: tìm hiểu về khái niệm, các yếu tố cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Các hình phạt của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ...

1. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?

Hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trước hết hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đồng thời, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà hành vi lạm quyền xảy ra. Trong Luật hình sự Việt Nam, hành vi lạm quyền thuộc một số lĩnh vực cụ thể đã được quy định thàn ũ ôi l sợ BÍN: WBU Hồ luật Hhh sự tồn Tang ở ninh ở ấ Ta quy định tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Điều HUP quy định tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giư...

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định một tội danh chung là tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là trường hợp đặc biệt của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Thuộc tội danh này là tất cả các hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt-hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của công dân mà không thỏa mãn dấu hiệu của các tội phạm cụ thể khác đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, cho quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân và động cơ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Tội phạm này được quy định trong chương “Các tội phạm về chức vụ" của Bộ luật hình sự năm 19989.

Xét về bản chất, lạm quyền trong khi thi hành công vụ cũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhưng có điểm khác là chủ thể đã vượt quá quyền hạn của mình hay nói cách khác, chủ thể đã thực hiện việc làm không thuộc thẩm quyền và nội dung việc làm đó là sai. Tuy nhiên, ở trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thỉ hành công vụ, nội dung việc làm của chủ thể là sai nhưng việc làm đó thuộc phạm vi chức trách của chủ thể. Trường hợp lạm quyền trong khi thi hành công vụ có tính nguy hiểm cao hơn, vì hành vi đã vượt quá phạm vi chức trách.

Hình phạt được quy định cho tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ có mức cao nhất là 20 năm tù.

2. Cơ sở pháp lý của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Theo Điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về "Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ" như sau:

"1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

Hình phạt tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định như sau:

2.1 Khung hình phạt cơ bản về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Khoản 1 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, có khung hình phạt 01 năm đến 07 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới 01 năm tù) hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được hưởng án treo.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 07 năm tù.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng
hơn; người phạm tội bồi thường được càng nhiều thiệt hại mà họ đã gây ra thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội không bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể thiệt hại mà họ đã gây ra.

2.2 Mức phạt tăng nặng thứ nhất với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, lạm quyền trong khi thi hành công vụ có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Tuy nhiên, không phải vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên.

Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Phạm tội 02 lần trở lên

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần lạm quyền trong khi thi hành công vụ trở lên, mỗi lần lạm quyền trong khi thi hành công vụ đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.

Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng là trường hợp hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khỉ quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 01 năm tù đến dưới 05 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 01 năm tù). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 10 năm tù.

2.3 Mức phạt tăng nặng thứ hai tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 là trường hợp hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 05 năm tù đến dưới 10 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 05 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.

2.4 Khung hình phạt cao nhất với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ ba (khoản 4 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên là trường hợp hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khi quyết định hình phạt đối vói người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chuông VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (từ 10 năm tù đến dưới 15 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (dưới 10 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 20 năm tù.

2.5 Hình phạt bổ sung với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo quy định về hình phạt bổ sung (khoản 5 Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Ngoài những hình phạt chính như đã nêu trên, người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

3. Yếu tố cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thể hiện, như sau:

3.1 Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có hành vi làm những việc vượt quá quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ. Nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn đã tự ý làm công việc mà việc đó lại thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn.

Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính đến hai tram nghìn đồng nhưng tự ý phạt đến mười triệu đồng, là mức phạt thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Đồng thời hành vi nêu trên phải là làm trái công vụ. Được thể hiện ở chỗ đã làm công việc không thuộc quyền hạn của mình mà công việc đó phải thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn và việc đó phải không đúng với nhiệm vụ, công vụ được giao.

Về hậu quả. Do việc làm trái với công vụ như nêu trên đã gây ra hậu quả là làm thiệt hại cho lợi ích của nhà nước) quyền, lợi hợp pháp của tổ chức) cá nhân.

3.2 Khách thể tội lạm quyền

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước) tổ chức) đồng thời xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước) quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức) cá nhân.

3.3 Mặt chủ quan tội lạm quyền

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội vì vu lợi hoặc động cơ cá nhân khác (như đề cao uy quyền cá nhân của mình, làm lợi cục bộ cho địa phương mình…), là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (xem thêm giải thích tại điều 356).

3.4 Chủ thể tội lạm quyền

Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn.

4. Các hình phạt của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Theo điều luật quy định về tội này "1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

=> Vậy mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:

a) Khung 1 (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

b) Khung 2 (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

c) Khung 3 (khoản 3)

Có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

d) Khung 4 (khoản 4)

Có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ có hình phạt bổ sung không?

Thứ nhất, theo khoản 5, điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về "Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ" như sau:

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

Thứ hai, các hình phạt bổ sung theo quy định pháp luật hình sự bao gồm:

Theo pháp luật hình sự quy định: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó."

Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Thứ ba, theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự có quy định về các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như sau:

"2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

b) Cấm cư trú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

c) Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

d) Tước một số quyền công dân

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

đ) Tịch thu tài sản

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính."

- Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt nêu chính, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mọi vướng mắc pháp lý về tội danh trên, Hãy gọi: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected], để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.