Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là khu vực bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN thoả thuận về quá trình liên kết pháp lí quốc tế nhằm mục đích thực hiện tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư giữa các nước này bằng cách bãi bỏ các quy định về hàng rào thuế quan và phi quan thuế, áp dụng biểu thuế quan giữa các quốc gia thành viên.
Để thực hiện thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN, năm 1992, các nước thành viên ASEAN đã quyết định kí Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này đã được sửa đổi bổ sung vào năm 1994.
Tự do hoá thương mại, hàng hoá... chỉ được áp dụng trong quan hệ giữa các nước ASEAN với nhau. Đối với những nước không phải thành viên của ASEAN, mỗi nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN vẫn duy trì chính sách ngoại thương độc lập.
1. AFTA là gì?
FTA là kí tự viết tắt của cụm từ Free Trade Area có nghĩa là “khu vực mậu dịch tự do”. Đây là một hình thức liên kết quốc tế nhằm xây dựng và hình thành thị trường thống nhất về cả hàng hóa lẫn các loại dịch vụ tạo nền tảng kết nói và phát triển kinh tế khu vực. Những nước thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được giảm hoặc xóa bỏ những rào cản thuế quan khi muốn đưa hàng hóa vào nước bạn. Tất nhiên, những quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do vẫn sẽ được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ. Có nghĩa rằng các nước dù tham gia vào khu vực vẫn có quyền giữ mối quan hệ hợp tác, thu thuế quan với những quốc gia khác ngoài khu vực mậu dịch tự do.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Có thể nói AFTA là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa, đối ngoại.
2. Hoàn cảnh ra đời của AFTA như thế nào?
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:
– Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.
– Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.
– Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
3. Mục đích của AFTA
Bên cạnh việc giảm thiểu và xóa bỏ những rào cản về mặt thuế quan đối với các thành viên tham gia thì mục tiêu của tổ chức này còn lớn không kém. Đó chính là việc tăng lợi thế cạnh tranh của Asean với các nước trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Nói một cách dễ hiểu hơn là “chất xúc tác” để giúp Asean có thể thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới. Trở thành khu vực thu hút nhiều nguồn đầu tư, hợp tác đến từ các “ông trùm” kinh tế của thế giới.
4. Những nội dung chính mà FTA muốn hướng đến trong khu vực ASEAN
Để một FTA hoạt động đem lại hiệu quả nhất trong khối đoàn kết trợ giúp thì việc các thành viên sẽ cần nắm bắt tất cả từ những nội dung cho tới loại hình đi kèm.
– Về nội dung của hiệp định FTA sẽ bao gồm:
+ Tất cả sẽ phải tuân theo quy định chung về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan liên quan đã được quy định tại hiệp định.
+ Cần có sự quy định về danh mục mặt hàng cụ thể đưa vào cắt giảm thuế quan và thông lệ được áp dụng đưa ra tại mức chung là 90% của sự thương mại để giúp quá trình lưu thông là nhanh nhất.
+ Quy định về lộ trình cắt giảm các thuế quan cùng khoảng thời gian cắt giảm sẽ được thay đổi và không được kéo dài quá 10 năm để tránh việc thị trường có sự biến đổi.
+ Bắt buộc về quy tắc xuất xứ phải được áp dụng và thông qua.
Cùng đó hiệp định còn cung cấp các thông tin khác liên quan như việc quy định về nỗi lo trong tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, các cách thức làm việc về hạn chế định lượng, các rào cản đến kỹ thuật liên quan, sự cạnh tranh trong đầu tư cung cấp các mặt hàng, mặt hàng cùng lượng mua sắm của chính phủ, đánh dấu về quyền về sở hữu trí tuệ, bảo hiểm và môi trường liên quan đến đất nước và toàn khu vực tham gia lĩnh vực.
– Đối với FTA có những loại hình nào
Để nói về các loại hình liên quan đến FTA mà Việt Nam tham gia sẽ có sự điển hình và bao gồm các loại hình như sau:
+ FTA khu vực là việc các hiệp định được ký kết giữa các nước trong cùng một đơn vị về khu vực hay chính là AFTA về các nước thuộc khu vực liên quan tới ASEAN.
+ FTA song phương là việc được ký kết giữa 2 nước trong việc trao đổi thương mại với nhau, chính việc ký kết hiệp định FTA của Việt Nam và Chi Lê.
+ FTA cho việc ký kết đa phương là việc thực hiện ký kết giữa nhiều nước với nhau trong quan hệ đối tác. Hợp tác với nhau trên một hay nhiều lĩnh vực nào đó để thực hiện quá trình trao đổi theo sự ký kết đề ra.
+ FTA được ký kết mang tính chất của một tổ chức với một nước để có thể trao đổi mang tính quốc tế rộng mở hơn. Tạo kim ngạch cho chính xuất khẩu nền kinh tế tăng cao.
Từ chính việc phát triển của FTA này đã là yếu tố cho sự thúc đẩy hiệp định AFTA được đề ra, tạo nên một sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia. Không chỉ đơn thuần là việc thương mại hóa mà còn là sự chứa đựng nhiều nội dung xúc tiến cho sự tự do hóa chuyển giao công nghệ, mở rộng hơn về thị trường lao động, giải quyết được chính một phần nào đó về tình trạng thừa lao động hiện nay.
5. Việt Nam khi tham gia AFTA
a) Thực trang của Việt Nam khi tham gia AFTA
Kể từ khi tham gia vào AFTA thì Việt Nam đã có những sự tăng trưởng về mặt kinh tế đáng kể. Nước ta đã nhận được rất nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế. Bên cạnh đó cũng tạo động lực phát triển kinh doanh sản xuất.
Với việc được miễn giảm nhiều loại thuế quan cũng giúp việc xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng trưởng mạnh. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vực cũng nhận được sự yêu thích của người dân, làm đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trong nước.
b) Thách thức tiềm ẩn đối với Việt Nam khi tham gia vào AFTA
Tham gia vào toàn cầu hóa là nhu cầu tất của quá trình bước tới tạo sự phát triển và ổn định nền kinh tế cũng như đây cũng chính là một yếu tố khẳng định vị trí. Dù việc chúng ta tham gia vào kinh tế có nhiều sự thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít thách thức hiển hiện:
– Đầu tiên có lẽ là việc nền kinh tế chúng ta chưa thực sự là phát triển mạnh mẽ so với các nước cùng tham gia sự tự do thương mại hóa đó. Việc lưu chuyển hàng hóa là điều chúng ta chưa thực sự tham gia nên cần có sự cố gắng rất nhiều. Cùng đó sức cạnh tranh của các mặt hàng để so với toàn diện là còn ở mức thấp cả về chất và giá nên hàng nhập ngoại vào sẽ tạo sự cạnh tranh lớn và tạo nên việc sản phẩm trong nước tạo ra mà không có nơi tiêu thụ.
– Việc chúng ta tham gia AFTA cũng chính là điều tác động trực tiếp đến giá cả do hàng rào về thuế quan tạo nên sức ép, có quá nhiều chi phí không cần thiết cho việc nhập khẩu nên việc giá cả sẽ cao hơn so với các nước thành viên. Do đó vấn đề đầu tiên cho việc tham gia sẽ là cần có sự chuyển dịch cơ cấu, đổi mới trong chính việc sản xuất áp dụng các công nghệ, đơn giản hơn về các thủ tục nhập khẩu để có thể tạo giảm mức giá cả tạo nên sự cạnh tranh hơn.
– Đến chính việc xây dựng về chính sách quản lý chúng ta cần có sự cải tiến bởi sự rườm rà không hiệu quả trong hoạt động, đẩy lùi tình trạng về quan liêu, cùng đó mở rộng hơn về các hiệp định nghiên cứu hợp tác để nắm bắt những cơ hội mới nhất. Cũng như tạo nên sự ưu tiên hơn cho những mặt hàng để tạo điều kiện phát triển cho sự trọng tâm.
c) Cơ hội rộng mở với Việt Nam trong tương lai
Một vài năm gần đây xu hướng đầu tư và mở rộng hơn về hiệp định AFTA cho các nước đã tạo ra rất nhiều điều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt thúc đẩy rất lớn cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta.
– Thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước thành viên: Việc tham gia vào hiệp định này là điều kiện lớn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ và đây cũng chính là một động lực để nước ta có thể tham gia nhiều tổ chức kinh tế khác. Việc tham gia này sẽ mở rộng hơn về quy mô, hợp tác đoàn kết cũng như hợp nhất trong mọi đàm phán.
– Tạo nên sự thu hút vốn đầu tư: Việc tham gia vào hiệp định này sẽ phần nào thu hút được sự đầu tư của các nước khác “thừa” vốn trong quá trình chuyển dịch của mình. Việc thu hút đó cũng chính là một điểm tựa để nước ta có thể học hỏi về kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới giúp cho quá trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn mang tính triệt để hơn.
Có thể nhận thấy được con số này ngay từ thực tế với hơn 30% kim ngạch nhập khẩu đều dựa vào các nước thành viên của AFTA. Cùng đó con số về giảm thuế cho các mặt hàng từ 0 – 5% cho nhập khẩu tạo một cơ hội lớn cho việc xâm nhập thị trường mới.
– Giúp quá trình chuyển dịch cơ cấu có sự thay đổi: Qua việc thực hiện hội nhập đó chúng ta đã tạo chính ra một sức ép cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện sản xuất giúp chất lượng được nâng lên và cần bằng lại giá cả tạo nên một nền cơ cấu thích hợp. Có sự đẩy mạnh hơn cho các ngành dịch vụ và thu hẹp lại ngành nông nghiệp truyền thống trước đây.
– Mở rộng hơn về chính thị trường cùng sự ưu đãi: Sau khi tham gia hội nhập với thị trường khu vực AFTA, nước ta có thể nhận biết về mặt hàng được cho là có sự ưu tiên hơn để từ đó thúc đẩy phát triển hơn.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!