1. Khái niệm lừa đảo
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.Để thực hiện thành công việc chiếm đoạt những của cải, tài sản của người khác, thì người có hành vỉ lừa đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như: thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo rất hay, rất tốt nhưng không đúng về bản chất của vật hoặc của sự việc mà vẫn làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm giữ tài sản rất tin tưởng vào những lời thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo đó là sự thật để rồi mua bán, trao đổi, cho tặng hay bàn giao những tài sản của mình hoặc ủng hộ, giúp đỡ cho người lừa đảo được toại nguyện.
Người lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn và các hành vi gian dối khác như: giả danh - hoá trang cho mình giống như những người có uy tín, có chức vụ, quyền hạn, có địa vị cao trong xã hội để làm cho người có tài sản tin tưởng tuyệt đối vào họ. Thậm chí người lừa đảo còn làm giả các loại văn bản, công văn, giấy tờ, chứng chỉ...; còn giả mạo cả chữ kí của những người có thẩm quyền, giả mạo ra cả những con dấu của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nhằm thu phục sự tin tưởng tuyệt đối của những người có của cải để chiếm đoạt bằng được những tài sản của họ hoặc là để nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ mình.
Trong Bộ luật hình sự của Nhà nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới đã có những điều luật quy định về “Tội lừa đảo" mà dấu hiệu đặc trưng chung của tội này thường được quy định là: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác (Nhà nước hoặc công dân).
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015
2.1 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
l. Người nào bằng thủ đoạn gian dổi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vỉ chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kểt án về tội này hoặc về một trong các tội qưy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vỉ phạm;
c) Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đĩnh họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.2 Mặt chủ thể
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự, vì khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2.3 Các dấu hiệu về khách thể
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
2.4 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Trong đó, một hành vi được điều luật quy định là thủ đoạn thực hiện hành vi thứ hai. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
Hành vi lừa dối được hiểu là hành vi (cố ý) đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dổi như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiếu, đếm thiếu v.v..).
Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kể tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
- Dấu hiệu phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vỉ lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ là vi phạm
Theo điều luật, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 02 triệu đồng trở lên;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (có thể là hành vi trộm cắp tài sản, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt khác);
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc tội được quy định tại Điều 290 (các hành vi chiếm đoạt có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) và chưa được xoá án tích;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (gây ra tâm lý lo lắng trong dân cư về an ninh, trật tự, an toàn xã hội);
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (như xe máy dùng để chở khách và tiền thu được từ việc chở khách là khoản thu chính của gia đình).
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà trị giá tài sản bị lừa đảo dưới 50 triệu đồng.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
- Có tỉnh chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: Đây là trường hợp tài sản lừa đảo trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
- Tải phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tồ chức: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi lừa dối. Nạn nhân của tội phạm bị mắc lừa là do tin vào chức vụ, quyền hạn của người phạm tội hoặc do tin vào cơ quan, tổ chức mà người phạm tội đã nhân danh.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã dùng thủ đoạn tinh vi để có thể lừa dối được nạn nhân.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội cỏ một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giả từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp tài sản bị lừa đảo trị giá từ 200 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng thiên tai hoặc tình trạng dịch bệnh khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường họp tài sản bị lừa đảo trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đen 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.5. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng như: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!