Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân mới nhất

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu san lấp mặt bằng, tuy nhiên việc san lấp mặt bằng này có thể gây ra nhiều hậu quả nếu xảy ra sai sót. Vì vậy mà việc san lấp mặt bằng phải được xin phép. Ngay sau đây Luật Hòa Nhựt sẽ cung cấp mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân.

1. Thế nào là san lấp mặt bằng?

San lấp mặt bằng được hiểu là quá trình xây dựng công trình hoặc khu đất xây dựng bằng cách điều chỉnh địa hình của khu vực đó. Thông thường, đất được  đào từ các khu vực đất cao hơn và được vận chuyển xuống các khu vực đất thấp hơn để lấp đầy chúng. Kết quả là tạo ra một địa hình mời và phù hợp với mục đích sử dụng đất của chủ đầu tư. Việc san lấp mặt bằng cần phải được thiết kế và thực hiện bởi các kỹ sư chuyên nghiệp để đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của công trình. Việc này bao gồm đánh giá địa hình, thiết kế độ dốc và quá trình san lấp mặt bằng. Nếu được thực hiện đúng quy trình, công tác san lấp mặt bằng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình san lấp mặt bằng

Các công việc cơ bản trong quá trình san lấp mặt bằng bao gồm đào đất, vận chuyển đất và đắp đất. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất và quy mô của công trình hoặc khu đất xây dựng Theo quy định của pháp luật, để thực hiện công tác san lấp mặt bằng hoặc bất kỳ công việc xây dựng nào, cần phải có sự cho phép từ cơ quan nha nước có thẩm quyền. Vì vậy việc xin phép xây dựng cho công tác san lấp mặt bằng là bắt buộc. Khi xin giấy phép, các chủ thầu hoặc tổ chức phải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc phường. Trường hợp chủ thầu tiến hành công tác san lấp mặt bằng mà chưa có giấy phép, sẽ vi phạm Luật đất đai hiện hành. Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, các hành vi san lấp mặt bằng, xây dựng trái phép bao gồm: 

- Phá hủy đất và biến dạng môi trường: những hành động san lấp mặt bằng và thay đổi mục đích sử dụng đất không chỉ gây ra sự biến dạng địa hình mà còn có thể dẫn đến sự ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng đất. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, mất cân bằng địa chất và làm suy giảm khả năng duy trì và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Lấn chiếm và phá hủy đất: hành vi lấn chiếm đất và phá hỉu đất không chỉ xâm phạm vào quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của người khác mà còn gây ra những tổn thất không thể phục hồi được cho môi trường và cộng đồng. Việc lấn chiếm đất cản trợ sự phát triển bền vững cũng như tạo ra các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên đất.

- Vi phạm pháp luật trong quyền sử dụng đất: quy định pháp luật về quyền sử dụng đất được thiết lập nhằm bảo đảm sự cân bằng và công bằng trong việc sử dụng và phát triển đất. Tuy nhiên, không tuân thủ đúng quy định này có thể gây ra những hậu quả xấu cho môi trường, kinh tế và xã hội. Vi phạm pháp luật trong quyền sử dụng đất không chỉ đe dọa sự ổn định và phát triển của một khu vực mà còn gây mất lòng tin và thiếu tôn trọng pháp luật.

Việc tuân thủ quy định pháp luật trong công tác san lấp mặt bằng không chỉ đảm bảo việc cây dựng được thực hiện đúng quy trình mà còn bảo vệ môi trường và tài nguyên đất đai của địa phương.

 

2. Đơn xin san lấp mặt bằng được hiểu như thế nào?

Đơn xin phép san lấp mặt bằng được hiểu là một tài liệu quan trọng để đề nghị cơ quan chức năng cho phép chủ thể thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng theo quy định. Để đảm bảo hiệu quả của đơn xin phép san lấp mặt bằng, đơn này cần nêu rõ các thông tin cơ bản về cá nhân hoặc tổ chức viết đơn. Ngoài ra, đơn xin phép san lấp mặt bằng cần cung cấp các số liệu và thông tin chi tiết về mặt bằng cần san lấp, bao gồm diện tích, hình dạng, vị trí, độ sâu, tình trạng hiện tại và các đặc điểm khác của mặt bằng. Đặc biệt, đơn xin phép cần nêu rõ phương án sử dụng đất dư thừa trước và sau khi tiến hành san lấp để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả và bảo vệ môi trường

Ngoài ra, việc san lấp còn cần tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Việc thực hiện san lấp mặt bằng cần được kiểm soat và giám sát chặt chẽ để tránh các tác động tiêu cực đến môi trường và đất đai Tóm lại, đơn đề nghị xin phép san lấp mặt bằng là một văn bản quan trọng để đề nghị cho cơ quan chức năng xem xét và cho phép thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng. Đơn này cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ thể viết đơn, mặt bằng cần san lấp, phương án sử dụng đất dư thừa và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

Để đảm bảo hiệu quả trong việc san lấp mặt bằng, chủ đơn càn phải lập đơn xin phép san lấp mặt bằng và gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã tại địa phương có bất động sản. Nội dung trong đơn xin phép san lấp mặt bằng bao gồm các công việc như sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, ...

 

3. Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------o0o------------

Địa danh, ngày 06 tháng năm 2023

ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG

(Về việc: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại (địa danh) với diện tích 100 m2/ ha)

Kính gửi: 

- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH T

- SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH T

Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010

(Tên tổ chức, cá nhân): Nguyễn Thị M

Trụ sở tại: Số a, phường X, quận Y, thành phố Z, tỉnh T

Điện thoại: 012xxxxxxxxxx Fax: Không

Giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh hộ cá thể số 123/abc ngày 06/5/2023 (nếu có)

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng tại khu vực b xã X, huyện Y, tỉnh T theo Quyết định phê duyệt số 234/nbv ngày 01/5/2023 của (tên cơ quan gia quyết định) (hoặc tại thửa số tờ bản đồ số đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày 10/1102022)

Giấy phép xây dựng số 345/cde ngày 02/5/2023 do (tên cơ quan) cấp

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: 100 (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo

Trữ lượng đất san lấp khai thác: 50 m3

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ 10 mét đến 20 mét, trung bình 10 mét

Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng: ghi cụ thể lý do

Thời gian thực hiện: tháng, từ tháng năm 2023 đến tháng năm 2023

Mục đích sử dụng: ghi cụ thể mục đich sử dụng

(Tên tổ chức, cá nhân) Nguyễn Thị M cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan

                                                                                                                                                       Tổ chức, cá nhân

                                                                                                                                                       (Ký tên, đóng dấu)

 

4. Một số lưu ý khi làm đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân

Khi làm đơn xin san lấp mặt bằng của hộ gia đình, cá nhân cần lưu ý một số điều sau:

- Trong phần kính gửi của đơn xin phép san lấp mặt bằng, cần phải ghi rõ tên của cơ quan Nhà nước hoặc chủ thể có thẩm quyền như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc ghi rõ tên này sẽ giúp cho việc xác định rõ người nhận đơn và tăng tính xác thực của đơn xin

- Trong phần nội dung của đơn xin phép san lấp mặt bằng, cần cung cấp các thông tin cụ thể về cá nhân hoặc tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, và các thông tin liên quan đến chủ thể xin phép. Ngoài ra, cần trình bày rõ lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng. Lý do này phải được bảo đảm đúng luật pháp, có tính khả thi và có lợi ích cho cộng đồng

- Trong đơn xin phép san lấp mặt bằng, cần ký tên và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng. Điều này giúp đảm bảo tính xác thực của đơn xin và giúp cho việc xử lý đơn xin được thuận lợi hơn. 

- Ngoài ra, cần lưu ý mô tả diện tích và vị trí, đính kèm bản đồ hoặc sơ đồ chỉ rõ vị trí của mặt bằng cần san lấp và diện tích cụ thể. Điều này sẽ giúp cho cơ quan chức năng hiểu rõ về phạm vi hoạt động san lấp. Bên cạnh đó cần chứng minh quyền sở hữu nếu là chủ mặt bằng bằng cách cung cấp các loại giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký tài sản, hợp đồng mua bán hoặc bất kỳ tài liệu nào có thể chứng minh quyền sở hữu hợp pháp

- Đồng thời liệt kê các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho môi trường và xã hội, tránh ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn công trình và không ảnh hưởng đến các hộ lân cận.

Bên cạnh đó, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết: Mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng mới nhất. Còn vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ 1900.868644 hoặc gửi email: [email protected] để được hỗ trợ. Trân trọng./.