Mẫu Quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung trong thanh tra chuyên ngành ngân hàng

Bài viết dưới đây, Luật Hòa Nhựt hướng dẫn quý khách hàng cách viết mẫu Quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung trong thanh tra chuyên ngành ngân hàng. Mong rằng bài viết của chúng tôi đem lại cho quý vị thông tin hữu ích

1. Mẫu Quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung trong thanh tra chuyên ngành ngân hàng

Quý khách có thể tải Mẫu số 13-TTr về Quyết định về việc thành tra sửa đổi, bổ sung thanh tra chuyên ngành ngân hàng Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại đây.

Ngân hàng Nhà nước

Vụ Thanh tra

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 12  /QĐ-VTT

Tỉnh X, ngày 09 tháng 08 năm 2023

 QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 123/ QĐ-VTT

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Căn cứ Thông tư số /2016/TT-NHNN ngày    tháng    năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng;

Căn cứ Văn bản hợp nhất 18/VBHN-NHNN 2019

Căn cứ Nghị định 50/2018/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Căn cứ Kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Xét đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành thanh tra

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 123 ngày 05/8/2023 về việc thay đổi thanh tra như sau:

Thay đổi vị trí của Ông (bà) Trần Thị T từ Thành viên thành Phó trưởng đoàn

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung khác của Quyết định số 123 ngày.05/08/2023 của Vụ Thanh Tra vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

Điều 3. Trưởng Đoàn thanh tra và và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:

- (1);
- Như Điều 3;
- Lưu:...

Trưởng đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ tên và đóng dấu)

 

2. Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành ngân hàng

Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện việc thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo những nội dung sau:

- Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.

- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

- Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.

- Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

- Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.

- Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.

- Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Việc thanh tra, giám sát ngân hàng cần được đảm bảo tuân thu theo các nguyên tắc trên. Nguyên nhân phải nêu rõ những nguyên tắc khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng, như sau:

- Đảm bảo tính công bằng và độc lập: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành giúp đảm bảo rằng quá trình thanh tra được thực hiện một cách công bằng và độc lập. Điều này bảo vệ khỏi sự can thiệp và tác động tiêu cực từ bất kỳ bên nào có thể có lợi ích trong việc che giấu thông tin hay vi phạm pháp luật.

- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành tạo ra môi trường minh bạch, trong đó thông tin liên quan đến quá trình thanh tra, phương pháp và kết quả được quản lý và công khai. Điều này đảm bảo tính trách nhiệm và tạo lòng tin từ phía công chúng và các bên liên quan.

- Hướng tới hiệu quả và tối ưu hóa: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành giúp xác định cách thức thực hiện thanh tra một cách hiệu quả và tối ưu hóa kết quả. Các tiêu chuẩn và quy trình định rõ giúp đảm bảo rằng hoạt động thanh tra được thực hiện một cách có cấu trúc và chuyên nghiệp.

- Bảo vệ quyền lợi của tất cả bên liên quan: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành đảm bảo rằng cả ngân hàng và đối tượng cần thanh tra đều được bảo vệ quyền lợi. Quá trình thanh tra phải tôn trọng và bảo vệ thông tin nhạy cảm và kết quả đánh giá.

- Xử lý rủi ro và tác động tiêu cực: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành giúp xác định và quản lý rủi ro và tác động tiêu cực. Việc thiết lập quy trình và biện pháp đảm bảo rằng những tác động này được giảm thiểu và xử lý một cách có hiệu quả.

- Hỗ trợ sự phát triển và cải tiến: Các nguyên tắc thanh tra chuyên ngành thúc đẩy sự phát triển và cải tiến liên tục trong hoạt động ngân hàng. Việc thực hiện đánh giá và kiểm tra theo các tiêu chuẩn chuyên ngành giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất biện pháp cải thiện.

Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của quá trình thanh tra, từ đó bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo hoạt động ngân hàng được thực hiện theo cách chuyên nghiệp và tuân thủ pháp luật.

3. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra, giám sát ngân hàng như thế nào?

Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:

- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền quyết định thành lập tổ giám sát đề theo dõi, giám sát đối tượng giám sát ngân hàng.

- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền đình chỉ, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động gây mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát các giao dịch tiềm ẩn rủi ro và hạn chế tăng trưởng, mở rộng quy mô, các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây nguy cơ mất an toàn hoạt động cho đối tượng giám sát ngân hàng; kiến nghị cấp có thẩm quyền không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý bằng biện pháp khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

- Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm mà đối tượng vi phạm là cơ quan thanh tra, giám sát sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Khi có thắc mắc về quy định pháp luật, hãy liên hệ hotline 1900.868644 hoặc gửi thư tư vấn đến địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng./.