Văn bản nhật dụng là gì? Những văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9

Câu hỏi được rất nhiều các bạn học sinh đặc biệt quan tâm đến về môn Ngữ Văn đó là văn bản nhật dụng là gì? Có những loại văn bản nhật dụng nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9). Sau đây Luật Hòa Nhựt sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

1. Văn bản nhật dụng là gì?

Văn bản nhật dụng là loại văn bản thường dùng trong đời sống hàng ngày, được sử dụng dưới dạng tự sự, thuyết minh, miêu tả, hay bàn luận. Nó dùng để đánh giá các sự vật, hiện tượng xung quanh các hoạt động của con người. Một số những văn bản nhật dụng phổ biến được vào giảng dạy trong chương trình trung học và phổ thông.

Văn bản nhật dụng là thể loại văn bản quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất bởi nội dung và đề tài mà văn bản nhật dụng đề cập đến rất rộng rãi và phổ biến. Trong đó, loại hình biểu diễn sử dụng các phương pháp chuyển ngữ nội dung văn bản là phổ biến nhất. Mang đến cách trình bày tường thuật cho những câu chuyện hàng ngày giúp người đọc và người nghe dễ hiểu, dễ hình dung. Phong cách hành văn này được nhiều tác giả sử dụng. Nhưng nó lại mang đến một chất riêng cho phong cách viết và cách diễn đạt của mỗi người. Trong số đó, những văn bản đặc sắc và nổi tiếng của văn bản nhật dụng là thể loại văn bản được cập nhật và sử dụng thường xuyên nhất trong các loại văn bản và nó cũng được sử dụng để nghiên cứu trong quá trình học tập.

Các văn bản nhật dụng thường được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và thông tin của con người trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống giúp học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống. Văn bản nhật dụng không đòi hỏi khắt khe như các loại văn bản khác (như tự sự, miêu tả, biểu cảm, phân tích,….). Tuy nhiên, nó đòi hỏi người viết cần phải truyền tải thông điệp một cách cao nhất, rõ ràng nhất và sâu sắc nhất đến người đọc về vấn đề được đề cập đến.

Ví dụ: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, chúng ta được làm quen với văn bản nhật dụng “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” của tác giả Thúy Lan. Tác phẩm này được viết theo thể loại bút ký, hồi ký và sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả và biểu cảm với nội dung chính là nêu rõ di tích lịch sử: cầu Long Biên là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử bi tráng của Hà Nội và của cả đất nước ta.

2. Những văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9

Nội dung của các văn bản nhật dụng thường liên quan đến đời sống và các vấn đề xã hội. Có thể thấy các chủ đề rất gắn kết trong chương trình học, từ vấn đề kể về tình yêu quê hương, đất nước, đến tình cảm con người. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng tài liệu của riêng bản thân và coi nó là hữu ích đối với các chủ đề cụ thể. Làm như vậy thêm tình yêu và sự quyến rũ cho các từ và chủ đề. Vì vậy, các tác giả phải nghiên cứu, học hỏi từ nhiều nguồn. Cung cấp thông tin không chỉ ở tầm mắt. Nhưng cũng cần lưu ý về loại hoặc nội dung thể hiện trong chủ đề và nội dung này. Các chủ đề rất gần gũi, nhưng cách triển khai rất đa dạng.

Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, các bạn học sinh đã được làm quen với rất nhiều các văn bản nhật dụng qua các lớp. Cụ thể như sau:

2.1. Các văn bản nhật dụng lớp 6:

1. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

– Tác giả: Thúy Lan

– Thể loại: hồi ký, bút ký

– Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự

– Nghệ thuật: nhân hóa

– Nội dung truyền tải: Di tích lịch sử - Cầu Long Biên là chứng nhân quan trọng có vai trò to lớn, cũng như một chứng nhân có nhiều ý nghĩa cho nhiều sự kiện lịch sử oai hùng, bi tráng của Hà Nội và cả đất nước.
2. Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ

– Tác giả: Xi-át-tơn

– Thể loại: viết thư

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, nghị luận, thuyết minh

– Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, điệp từ

– Nội dung truyền tải: Con người cần phải có trách nhiệm và ý thức trong các công cuộc xây dựng xã hội, đặc biệt ở đây là coi thiên nhiên là người bạn, là thành viên trong gia đình. Chúng ta cần phải sống hòa hợp và phải bảo vệ thiên nhiên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.  

3. Động Phong Nha

– Tác giả: Trần Hoàng

– Thể loại: bút ký

– Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh

– Nghệ thuật: kể, tả theo trình tự từ bên ngoài vào trong

– Nội dung truyền tải: Danh lam thắng cảnh: Đề cập đến vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của Động Phong Nha và niềm tự hào khi của đất nước khi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh thu hút người dân và du khách tham quan. Qua đó thể hiện niềm tin yêu và sự tự hào của tác giả về đất nước Việt Nam.

2.2. Các văn bản nhật dụng lớp 7:

1. Cổng trường mở ra

– Tác giả: Lý Lan

– Thể loại: tùy bút

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự

– Nghệ thuật: khắc họa tâm lý nhân vật

– Nội dung truyền tải: Chỉ ra ý nghĩa to lớn của nền giáo dục đối với các thế hệ trẻ, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Từ đó, đề cao tầm quan trọng của nhà trường và giáo dục đối với sự phát triển của con người.

2. Mẹ tôi

– Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

– Thể loại: tùy bút

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự

– Nghệ thuật: kể chuyện qua lời kể của bố nói với con

– Nội dung muốn truyền tải: Viết về người mẹ - người luôn hi sinh cho gia đình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ đó, thể hiện vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ và tình cảm gia đình trong xã hội.
3. Cuộc chia tay của những con búp bê

– Tác giả: Khánh Hoài

– Thể loại: truyện ngắn

– Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự

– Nghệ thuật: kể chuyện theo ngôi số 1

– Nội dung truyền tải: Qua cuộc chia tay giữa 2 em bé búp bê, tác giả muốn thể hiện tổ ấm là gia đình là điều rất quý giá. trong cuộc sống của con người. Dù đi đâu xa hay gần thì tổ ấm vẫn là nơi chờ mong chúng ta quay trở về, là nơi bao dung cho chúng ta vô điều kiện. Vì vậy, chúng ta hãy có trách nhiệm trong mỗi bản thân là trân trọng, giữ gìn và bảo vệ nó.
4. Ca Huế trên sông Hương

– Tác giả: Hà Minh Ánh

– Thể loại: bút ký

– Phương thức biểu đạt: thuyết minh

– Nghệ thuật: tả thực

– Nội dung truyền tải: Cố đô Huế là một danh lam thắng cảnh với nhiều vẻ đẹp vừa gần gũi thân thương, vừa đơn sơ giản dị mà mộc mạc kết hợp với các điệu dân ca được hòa tấu trên dòng sông Hương thơ mộng. Từ đó, thể hiện sự tự hào của tác giả về cố đô Huế: Nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và làn điệu dân ca.

2.3. Các văn bản nhật dụng lớp 8:

1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

– Tác giả: Sở khoa học- công nghệ Hà Nội

– Thể loại: thông báo

– Phương thức biểu đạt: nghị luận

– Nghệ thuật: Đưa ra rất nhiều số liệu thống kế kết hợp với cách lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.

– Nội dung truyền tải: Bàn luận những tác hại của túi nilon đối với môi trường sống của con người. Từ đó kêu gọi chúng ta hãy giảm bớt chất thải ra môi trường để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình.
2. Ôn dịch thuốc lá

– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

– Thể loại: Xã luận

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh, nghị luận

– Nghệ thuật: So sánh, đưa ra nhiều số liệu cụ thể và chi tiết

– Nội dung truyền tải: Tệ nạn ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá rất nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt dối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt dề hơn là phòng chống ôn dịch.
3. Bài toán dân số

– Tác giả: Thái Lan

– Thể loại: nghị luận

– Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận, thuyết minh

– Nghệ thuật: đưa ra số liệu cụ thể, lập luận chặt chẽ

– Nội dung truyền tải: Thực trạng dân số gia tăng nhanh đến chóng mặt và mất cân đối, chính vì thế cũng kéo theo nhiều áp lực cho xã hội, nhất là đối với các quốc gia kém phát triển.

2.4. Các văn bản nhật dụng lớp 9:

1. Phong cách Hồ Chí Minh

– Tác giả: Lê Anh Trà

– Thể loại: nghị luận

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh. nghị luận

– Nghệ thuật: lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, cách diễn đạt mạch lạc

– Nội dung truyền tải: Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Từ đó, thể hiện lên vẻ đẹp phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sự giản dị, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

– Tác giả: Mác-két

– Thể loại: nghị luận

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận

– Nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao

– Nội dung truyền tải: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái Đất và nó cũng để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho con người đến hàng trăm năm sau, không thể khắc phục được. Vì vậy, nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó xảy ra và cần phải xóa bỏ chiến tranh để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của con người.

3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

– Tác giả: hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em

– Thể loại: tuyên bố

– Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận

– Nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, rất thuyết phục

– Nội dung truyền tải: Thực trạng về cuộc sống hiện nay của trẻ em trên thế giới. Bảo vệ trẻ em là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm hàng đầu bởi bảo vệ trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của nhân loại.

Trên đây là bài viết về khái niệm văn bản nhật dụng và đưa ra các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 cho các bạn học sinh. Các bạn muốn học tốt được môn Ngữ Văn, muốn hiểu được rõ hơn về văn bản nhật dụng thì đây là bài viết hữu ích giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về chúng. 

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!